Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Bắt bệnh' DNNN: Thanh tra giám sát, hiệu quả kinh doanh cùng... nhập nhèm

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) vừa công bố Báo cáo điều tra tình hình quản trị và công tác giám sát các DNNN, tập đoàn kinh tế. Thông qua việc nghiên cứu mổ xẻ 400 DNNN, báo cáo đã chỉ ra rất nhiều bất hợp lý trong mô hình DNNN, tập đoàn kinh tế hiện nay. DĐDN đã phỏng vấn ông Trần Tiến Cường - Trưởng Ban cải cách đổi mới DN (CIEM) xung quanh các nội dung trên.

- Sự yếu kém của nhiều tập đoàn kinh tế, DNNN đã được cảnh báo từ lâu. Tuy nhiên, hầu như chỉ đến khi “vỡ lở” thì những “bệnh tật” của các DN này mới bộc lộ. Theo ông nguyên nhân chính của vấn đề này từ đâu ?

Hầu hết các DNNN, các tập đoàn kinh tế nhà nước đều chưa đáp ứng yêu cầu minh bạch thông tin. Nhiều DNNN lớn, tập đoàn kinh tế độc quyền, hoàn toàn không công bố thông tin với bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là thông tin mà pháp luật buộc phải công bố cho công tác giám sát. Ví dụ như chính sách quản lý rủi ro của DN, thưởng cho cán bộ chủ chốt, thông tin về giao dịch kinh doanh của thành viên HĐQT, chủ tịch Cty, về mua bán cổ phần... Và cũng theo xu hướng này, các thông tin cần cho giám sát từ bên ngoài cũng không được các DN này công bố. Nhiều lĩnh vực “nhạy cảm”, quan trọng trong hoạt động thì đại đa số các DN này giữ kín.

Có thể thấy điều này qua các con số như chỉ có 27% DN công bố thông tin về mua bán cổ phần trong Cty, 28% DN có công bố về các giao dịch hợp đồng, 35% DN công bố thù lao cho thành viên HĐQT, 42% DN công bố thưởng cho thành viên HĐQT và chính sách rủi ro cũng chỉ có 26% DN công bố. Nhìn chung, tỷ lệ DN 100% vốn nhà nước công khai thông tin thấp hơn rất nhiều so với DNNN đa sở hữu.

- Phải chăng vì vậy mà công tác giám sát khó thực hiện, thưa ông ?

Thực tế công cụ giám sát của chủ sở hữu nhà nước tại các DN này hầu hết chỉ dựa vào báo cáo. Trong khi, việc báo cáo đầy đủ lại rất hạn chế, chưa kể tính trung thực của báo cáo. Chỉ có 50% trường hợp chủ sở hữu nhận được báo cáo tài chính giữa niên độ. Điều này cho thấy mối quan hệ thông tin giữa DNNN với chủ sở hữu nhà nước không diễn ra thường xuyên. Hệ quả của nó là chủ sở hữu nhà nước không có đủ thông tin để thực thi trách nhiệm của mình kịp thời, có hiệu quả và chuyên nghiệp như các nhà đầu tư trong kinh tế thị trường.

Công tác giám sát nội bộ gần như không hiệu quả mà chỉ trông chờ vào giám sát bên ngoài. Báo cáo của các ban kiểm soát, thanh tra nội bộ hầu như chẳng làm các DN bận tậm. Thậm chí, một số người làm công tác này tại DN còn cảm thấy là người thừa vì các kết quả công việc của mình bị bỏ xó. Có thể nói, cả giám sát bên ngoài lẫn giám sát nội bộ đều không được thực thi đầy đủ khiến tình trạng trì trệ, kém hiệu quả của nhiều DNNN đã bị kéo dài.

- Nhiều DNNN cho rằng, họ không thể phát triển như kỳ vọng vì phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị, xã hội khác ?

Đúng là hầu hết các DNNN, tập đoàn kinh tế ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao năng lực tài chính, họ còn phải nhận một số trách nhiệm chính trị, xã hội, bình ổn giá cả... Thực tế, một số DN tăng trưởng còn hạn chế do họ phải chịu một gánh nặng các nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, không ít DN hoạt động yếu kém cũng đổ thừa cho lý do này.

Để tăng cường khả năng giám sát cũng như nâng cao năng lực hoạt động của các DN, các chủ sở hữu cần tách bạch và lượng hóa các nhiệm vụ. Ví dụ, các cơ quan giám sát phải biết được DN đã bỏ bao nhiêu % lợi nhuận vì nhiệm vụ công ích, nhiệm vụ bình ổn giá... Còn lại lợi nhuận của DN là bao nhiêu. Vì chưa rõ mục tiêu giao cho DNNN, Tập đoàn kinh tế nhà nước nên những tiêu chí để giám sát cũng chưa rõ, chưa đầy đủ. Kết quả là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN, tập đoàn kinh tế nhà nước đã bị đánh giá nhập nhèm, thiếu sát thực.

- Một số ý kiến cho rằng, cơ chế phân công phân nhiệm bất hợp lý đối với những người đứng đầu DNNN đang kìm hãm sự phát triển DN. Vây theo ông đây có phải là một trong những lý do cơ bản khiến các DN này hoạt động chưa đúng như kỳ vọng ?

Đúng là hiện nay, những người đảm nhiệm các chức danh như giám đốc, tổng giám đốc, hay chủ tịch tập đoàn vẫn chủ yếu theo hình thức bổ nhiệm cán bộ công chức. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có tới 29% DN trả lời không bao giờ đánh giá kết quả hoạt động của các giám đốc, tổng giám đốc.  Ở các DN có đánh giá thì số các giám đốc, tổng giám đốc bị điểm kém là hầu như không đáng kể.

Trong khi chủ trương thuê giám đốc, tổng giám đốc đang được triển khai thử nghiệm và còn vướng ở nhiều chỗ, việc tuyển chọn người tài đích thực cho các nhiệm vụ trên vẫn đang gặp khó khăn. Theo quan điểm của chúng tôi, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế để tuyển chọn người có thực tài đảm nhiệm các nhiệm vụ trên. Bên cạnh việc lựa chọn các giám đốc, tổng giám đốc có năng lực, nhà nước cũng cần tạo động lực và những điều kiện cần thiết cho họ hoạt động. Chỉ khi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm được song hành, những người này mới thực sự cống hiến, đóng góp hết khả năng của mình cho sự phát triển của DN nói riêng và nền kinh tế nói chung.

- Xin cảm ơn ông !
 
Ông Phạm Tuấn Anh - Vụ phó Vụ Đổi mới DN, Văn phòng Chính phủ : Cần cơ chế tuyển người tài

Nhà nước cần có cơ chế khác, để có thể thay thế cán bộ tốt hơn phát huy năng lực của người tài. Vì hiện, cán bộ ở DNNN, tập đoàn vẫn dùng theo cơ chế như công chức Nhà nước, chỉ thay thế khi hết tuổi về hưu, hoặc có sai phạm nghiệm trọng. Trong khi đó, nếu xuất hiện một nhân tố làm tốt hơn thì không có cách nào thay thế cán bộ. Điều này chính là rào cản sự phấn đấu của nhiều người, đặc biệt là cán bộ trẻ.

Ông Nguyễn Trọng Hiệu - Cục phó Cục Phát triển DN, Bộ KH&ĐT : Vai trò chủ sở hữu nhà nước mờ nhạt
 
Chủ sở hữu nhà nước chưa thể hiện được yêu cầu cải thiện quản trị DNNN theo thông lệ kinh tế thị trường. Nhà nước chưa tách bạch giữa vai trò của một nhà đầu tư chuyên nghiệp với vai trò quản lý nhà nước và điều tiết thị trường. Thực tế các cơ quan đại diện chủ sở hữu hiện nay vẫn đang kiêm nhiệm chức năng quản lý nhà nước. Trong khi đó, mức độ tách bạch ở DNNN đa sở hữu là cao hơn và rõ ràng hơn so với DN 100% vốn nhà nước.

(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Đại lộ hay đường cao tốc Thăng Long?
  • Thuduc House: Quốc tế hóa về quy mô
  • EVN: “Lỗ 6.500 tỷ không có gì là bí ẩn”
  • Nhà đầu tư bất động sản trông đợi gì từ “sàn ảo”?
  • Có thể thành công nhờ sử dụng văn phòng ảo
  • Nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Tây Ban Nha
  • Kỳ vọng và băn khoăn
  • Để người Việt về với hàng Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao