Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bao bì Phúc Lê Gia: Sản phẩm thân thiện môi trường

Ông Lê Lộc – Giám đốc Cty TNHH Phúc Lê Gia

Thử nghiệm, rồi hoàn thiện từng bước một để tìm ra một công thức phù hợp nhất cho thực tế - đó là hành động cụ thể của một doanh nhân có tâm với môi trường như ông Lê Lộc – Giám đốc Cty TNHH Phúc Lê Gia. Bởi vậy, Phúc Lê Gia đang ngày càng được biết đến với thương hiệu “bao bì tự hủy” đạt tiêu chuẩn tự phân hủy sinh học.

Việt Nam đứng thứ nhì thế giới, đứng sau Trung Quốc về số lượng các cơ sở sản xuất túi nilon. Trong đó, TP HCM có khoảng 20.000 cơ sở sản xuất túi nilon. Như vậy, 1/3 số lượng túi nilon đang lưu hành trên thế giới có xuất xứ từ nước ta. Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng Phúc Lê Gia vẫn quyết tâm đi theo con đường riêng của mình, phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm túi nilon tự hủy để có thể chinh phục được thị trường trong nước cũng như thế giới.

- Ý tưởng tạo ra túi nilon tự hủy đã được ông hình thành từ khi nào ?

20 năm làm việc ở một công ty Mỹ sản xuất kinh doanh thiết bị xử lý nước thải tại Việt Nam, đã giúp tôi tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm về xử lý môi trường nước thải. Và cũng từ môi trường làm việc này, tôi nhận thức được rất rõ tác hại của việc sử dụng túi nilon. Từ đó, tôi luôn nung nấu ý thức tạo ra được sản phẩm túi nilon có thể tự hủy trong môi trường tự nhiên khi đã qua sử dụng.

Tôi còn nhớ, năm 2005, trong một lần xuống miền Tây, tôi có mang theo sản phẩm bao bì tự hủy của công ty. Tại Cà Mau, tôi có gặp một nông dân khoảng 70 tuổi, khi nghe tôi giới thiệu về sản phẩm của Phúc Lê Gia, người nông dân nói: Các cán bộ Nhà nước đi tuyên truyền bảo vệ môi trường chỉ phát cho chúng tôi mấy tờ truyền đơn, giá mà thay bằng những chiếc túi như thế này có tốt hơn không. Từ thực tế này tôi thấy, người nông dân dù ở nơi tận cùng của tổ quốc, ít có thông tin nhưng họ vẫn hoàn toàn có khả năng hiểu được những tác động có hại đến môi trường… Điều đó càng thôi thúc tôi đi theo con đường đã lựa chọn.

- Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đã có khá nhiều sản phẩm “bao bì xanh”. Vậy sản phẩm túi nilon tự hủy trong môi trường tự nhiên của Phúc Lê Gia có gì khác biệt, thưa ông?

Vào thời điểm này, các quốc gia trên thế giới đang phải lựa chọn các loại bao bì thân thiện với môi trường theo một số khuynh hướng tan rã khác nhau: tan rã nhỏ, phân rã dạng bột…

Nhưng tôi đã nghiên cứu và sản xuất được loại túi nilon tự hủy hoàn toàn. Đối với loại nilon sản xuất từ bột ngũ cốc, sau khi phân hủy sẽ thành phân xanh. Song sản xuất ra loại bao bì này rất cầu kỳ, đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng, hơn nữa giá thành lại cao, không phù hợp với khuynh hướng sử dụng của người tiêu dùng. Bởi vậy, tôi đi sâu vào nghiên cứu dạng túi nilon sau khi sử dụng sẽ tự hủy thành khối sinh học thấp (biomass) hay còn gọi là vật liệu dễ bị phân hủy, khối dinh học thấp này sẽ tự biến mất bởi nó sẽ trở thành thức ăn cho các loại vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên.

Bao bì của Phúc Lê Gia thuộc dạng bao bì nhựa tự phân hủy, sử dụng nguyên liệu nhựa PolyEthylence – HDPE, LDPE, LLDPE, nhựa sinh học Biocom và được bổ sung thêm chất phụ gia. Sau khi sử dụng, loại bao bì này được thải ra môi trường tự nhiên cũng không có bất kỳ tác hại nào đến môi trường nhờ khả năng tự hủy sau 103 ngày. 

Nhà máy sản xuất túi nilon tự hủy của Phúc Lê Gia

- Nhưng trên thực tế, sản phẩm túi nilon thông thường vẫn chiếm ưu thế, thưa ông?

Đúng vậy! theo tôi, nguyên nhân đầu tiên là do sự tính toán giữa việc sử dụng túi nilon tự hủy thay cho túi nilon thông thường tại những hệ thống phân phối. Còn người tiêu dùng luôn khát khao những cái mới, hiện đại nên chẳng có lý do gì lại từ chối một sản phẩm thực sự tốt cho tương lai của tất cả chúng ta. Bởi vậy nên có những siêu thị dùng chiêu thu hút khách bằng cách treo biển không sử dụng túi nilon. Nhưng sở dĩ họ chưa thực sự kinh doanh theo đúng cách họ đang làm thương hiệu là bởi họ còn đắn đo giữa mức lợi nhuận khi sử dụng bao bì tự hủy và bao bì nilon thông thường.

- Tuy nhiên, rõ ràng giá của bao bì tự hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên cao hơn bao bì nilon thông thường, mà DN phân phối cũng phải tính đến lợi ích kinh tế chứ?

Để sản xuất được loại bao bì tự hủy phải cải tiến một số hệ thống máy móc sản xuất ra loại bao bì nilon thông thường. Đồng thời chúng tôi cần phải sử dụng thêm chất phụ gia để đạt được yếu tố phân hủy tốt nhất theo điều kiện thời tiết, khí hậu ở mỗi vùng miền. Do đó, giá thành của bao bì tự hủy chênh lệch 5-8% so với giá bao bì thông thường. Nhưng, xét về xét về độ dai và độ đàn hồi thì bao bì tự hủy của Phúc Lê Gia không thua kém so với túi nilon mà chúng ta đang sử dụng hiện nay. Trong điều kiện bảo quản bình thường như các sản phẩm khác, người tiêu dùng hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng của loại bao bì này. Điều này tôi tự tin cho rằng chỉ ở Phúc Lê Gia mới có sự trải nghiệm và có được những kết quả thuyết phục cả về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm.

Nhưng, ngoài vấn đề về giá cả, theo tôi, chúng ta cần tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận trực tiếp với loại bao bì tự hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, để việc sử dụng bao bì thân thiện với môi trường này trở thành một thói quen trong cuộc sống. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần phải có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho người dân trong việc sản xuất và sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở nước ta thực hiện có hiệu quả thiết thực.

 - Xin cảm ơn ông!

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Tổng giám đốc FPT: Hãy dùng “thế” để cạnh tranh
  • Dân chúng cần được biết DNNN đang làm gì
  • “Tôi muốn thay đổi gu cà phê của người Việt”
  • “Tôi muốn thay đổi gu cà phê của người Việt”
  • Chủ tịch Ford Đông Nam Á: Khó đầu tư lớn tại Việt Nam
  • Chủ tịch Vinalines: “Hợp tác với Vinashin, nhiều phía có lợi”
  • Bán hàng may mặc Việt: Giải pháp qua kênh siêu thị
  • Xung quanh vụ Vinalines bán tàu với giá sắt vụn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao