Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dân chúng cần được biết DNNN đang làm gì

Bên lề CG 2010, ông Ayumi Konishi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã dành cho PV một cuộc trao đổi xung quanh câu chuyện Vinashin (VNS) nói riêng và quản trị doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung.

Tái cấu trúc Vinashin là đúng

Các đối tác phát triển có quan điểm như thế nào về VNS nói riêng và DNNN ở VN nói chung, thưa ông?


Nhiều người coi VNS như một vụ việc cá biệt của riêng VN, trong khi trên thực tế, những chương trình giải cứu DN vẫn diễn ra ở nhiều nước khác. Hãy nhìn các trường hợp General Motors của Mỹ, hay Japan Airlines của Nhật chẳng hạn. Ý tôi là cho dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân thì một khi các công ty lớn gặp khó khăn, nếu chính phủ cho rằng cần phải bảo vệ công ty đó vì lợi ích của quốc gia thì chính phủ sẽ hỗ trợ. Nước nào cũng vậy. Ở đây, tôi muốn nói rằng sở hữu nhà nước, hay sở hữu tư nhân không phải vấn đề mấu chốt.

Điều quan trọng đối với VN là phải nâng cao chất lượng quản lý - điều hành DN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Tất cả ngành kinh tế chủ chốt, các lĩnh vực chủ chốt, các công ty lớn đều phải được quản trị hiệu quả. Đối với DNNN, một trong các yêu cầu để quản trị hiệu quả là: Mọi thứ phải minh bạch. Tất cả thông tin phải được công khai - đó là bước đầu tiên.

Ông nói mọi thứ phải minh bạch, công khai, cụ thể thế nào?

Minh bạch về hoạt động và tình trạng tài chính của công ty chẳng hạn. Nếu công ty cổ phần phải công bố hiện trạng tài chính cho cổ đông thì các DNNN cũng vậy. Suy cho cùng, nếu một công ty đã là DNNN, nghĩa là mọi người dân VN đều cần được biết DN đó của họ đang làm gì, điều gì đang diễn ra bên trong DN của họ.

.Ông có lời tư vấn cụ thể nào cho trường hợp VNS không?

Theo tôi, Chính phủ VN cũng đã bắt đầu với những việc làm đúng đắn: tái cấu trúc VNS, “dọn dẹp” bộ phận quản lý, tái cấu trúc về tổ chức, tài chính. Một việc quan trọng VN có thể làm là học tập kinh nghiệm những nước khác. Chuyện một DN lớn gặp vấn đề không phải điều gì mới mẻ trên thế giới. Cho nên chúng ta có nhiều kinh nghiệm quốc tế về xử lý những vấn đề của các DN lớn, như khó khăn tài chính chẳng hạn. Nâng cao chất lượng quản trị, nếu cần có thể thuê chuyên gia nước ngoài - đó là một trong những việc VN có thể làm.

Cơ hội mở ra cùng rủi ro

Hội nghị CG năm nay ghi nhận việc VN đã gia nhập khối nước có thu nhập trung bình. Điều này sẽ ảnh hưởng tới VN như thế nào?

Đương nhiên việc này mang lại rất nhiều thay đổi. Mặt tốt là mang lại nhiều cơ hội phát triển. Mặt tiêu cực là khi tiềm lực của nền kinh tế lớn hơn thì các vấn đề như phát triển bền vững, bảo vệ môi trường bắt đầu được đặt ra một cách nghiêm ngặt. Bảo vệ môi trường sẽ thực sự trở thành thách thức.

Tương tự với lĩnh vực tài chính. Khi quy mô kinh tế còn nhỏ, nếu có vài ngân hàng gặp khó khăn, Chính phủ có thể dễ dàng hỗ trợ chỉ với một khoản tiền nhỏ. Nhưng khi nền kinh tế mở rộng thì nếu có điều gì xảy ra, việc giải cứu sẽ không đơn giản.

Khi một đất nước khá giả hơn thì những rủi ro và áp lực cũng tăng lên từ việc gia tăng khoảng cách chênh lệch thu nhập. Tiếp nữa, khi còn nghèo, VN có thể dựa vào lao động rẻ. Trở thành nước có thu nhập trung bình nghĩa là thu nhập chung của toàn dân phải tăng lên. Không thể chỉ trông chờ vào các ngành tận dụng lao động rẻ được nữa.

Tóm lại, VN đã dịch chuyển lên trên trong chuỗi giá trị. Mà như thế là nhiều cơ hội mới, tốt đẹp hơn sẽ mở ra và cùng với đó là các rủi ro, thách thức.

Theo ông, trong ngắn hạn, cụ thể năm 2011, chính phủ VN cần làm gì?


+ Tôi muốn nói ngay là đừng chờ đến năm 2011. Điều gì cần làm thì phải làm ngay. Các việc lớn cần thực hiện có thể là: cố gắng đạt mức lạm phát tương đồng với các nước ASEAN láng giềng, chính sách tài khóa thắt chặt, minh bạch thông tin hơn nữa, đặc biệt thông tin về các định chế tài chính và các DNNN… Tất cả điều này cần được làm ngay và duy trì liên tục.

Xin cảm ơn ông.

* Theo McKinsey - một công ty tư vấn quản lý nổi tiếng thế giới, các DNNN trên thế giới nói chung hay gặp phải các vấn đề sau: 1. Được bao bọc quá kỹ trước các lực lượng cạnh tranh bên ngoài; 2. Thường xuyên lẫn lộn, loay hoay giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội; 3. Không tuyển được người tài, do lương thưởng, đãi ngộ trong DNNN chỉ đi đôi với chức vụ.

Từ đó, McKinsey khuyến cáo một số việc căn bản mà DNNN cần làm và minh bạch hóa như sau: 1. Xác định rõ các mục tiêu hoạt động, nên tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực có khả năng tạo ra ảnh hưởng tài chính mạnh nhất; 2. Xác định rõ cơ chế ủy quyền, làm rõ trách nhiệm cá nhân; 3. Có cơ chế tuyển dụng và giữ chân người tài.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • “Tôi muốn thay đổi gu cà phê của người Việt”
  • “Tôi muốn thay đổi gu cà phê của người Việt”
  • Chủ tịch Ford Đông Nam Á: Khó đầu tư lớn tại Việt Nam
  • Chủ tịch Vinalines: “Hợp tác với Vinashin, nhiều phía có lợi”
  • Bán hàng may mặc Việt: Giải pháp qua kênh siêu thị
  • Xung quanh vụ Vinalines bán tàu với giá sắt vụn
  • 'Bắt bệnh' DNNN: Thanh tra giám sát, hiệu quả kinh doanh cùng... nhập nhèm
  • Đại lộ hay đường cao tốc Thăng Long?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao