Tiến sĩ Reynaldo V. Ebora - Ảnh: Mộng Bình |
Theo TS. Reynaldo V. Ebora, Giám đốc Viện sinh học phân tử và công nghệ sinh học quốc gia thuộc Đại học Philippines Los Banos, lợi ích của cây trồng biến đổi gen là giúp nông dân tăng thu nhập từ việc sản xuất những sản phẩm có năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn.
PV đã trao đổi thêm với ông xung quanh vấn đề thu nhập của nông dân, từ kinh nghiệm của Philippines, quốc gia vốn thương mại hóa cây trồng biến đổi gen từ nhiều năm qua. Ông trả lời thế nào cho câu hỏi đang được nhiều người quan tâm ở Việt Nam hiện nay là liệu các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen có an toàn cho người tiêu dùng? - Các nghiên cứu khoa học và phân tích về các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen, bao gồm bắp đã cho thấy các sản phẩm biến đổi gen an toàn cho người sử dụng như các sản phẩm nông nhiệp được trồng thông thường. Trong suối 14 năm qua, các loại cây trồng biến đổi gen đã được sản xuất và sử dụng mà không gây ra bất cứ sự cố nào về sức khỏe. Đúng là có một số thông tin gây hiểu nhầm về các loại cây trồng biến đổi gen xung quanh thuật ngữ khoa học “toxin – chất độc”, được dùng chỉ một loại protein của cây trồng biến đổi gen. Thực ra, toxin này nhằm kháng một số loại côn trùng phá hoại, nhất là đối với cây bắp, nhưng hoàn toàn vô hại cho người tiêu dùng. Công nghệ biến đổi gen hiện đang được áp dụng cho các loại cây trồng ở 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Nếu nông dân trồng các loại cây trồng thông thường thì họ sẽ phải dùng nhiều thuốc diệt côn trùng để bảo vệ mùa màng và như thế dư lượng thuốc sẽ ảnh hưởng không chỉ đến các sản phẩm thu hoạch mà còn cả đến môi trường. Vậy có những lợi ích nào của các loại cây trồng biến đổi gen đối với người nông dân, thưa ông? - Một trong những lợi ích chính của công nghệ biến đổi gen là giúp nông dân không cần phải phun thuốc diệt côn trùng lên cây trồng để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm thu hoạch. Chẳng hạn đối vối cây bắp biến đổi gen sẽ kháng được các loại côn trùng đục cùi bắp, và như thế sẽ giúp nông dân thu hoạch được những trái bắp có hạt chất lượng hơn và sản lượng tăng cao hơn, có thể đến 35% so với sản phẩm thông thường tùy thuộc vào từng vùng mà họ trồng. Ngoài việc không phải chi tiền cho việc mua, xịt thuốc trừ côn trùng, hạt bắp chất lượng hơn sẽ bán được giá cao hơn và nông dân sẽ có thu nhập cao hơn. Nói tóm lại, công nghệ biến đổi gen sẽ giúp mang lại cho người dân thêm sự lựa chọn trồng các loại cây trồng nông nghiệp kháng sâu và côn trùng bên cạnh các loại cây thông thường và cây lai. Trong thực tế tại Philippines, nông dân và các công ty áp dụng công nghệ sinh học biến đổi gen vào canh tác vì họ có được sự lựa chọn tốt hơn so với công nghệ thông thường. Philippines đã thành công trong việc trồng các loại cây trồng biến đổi gen. Ông có thể cho biết Philippines đã làm gì để giúp, khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ này? - Chính phủ Philippines đã ban hành những quy định và những chính sách khuyến khích việc trồng, sử dụng các sản phẩm từ cây trồng biến đổi gen một cách an toàn và có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là bất cứ giống, cây trồng biến đổi gen khi nhập vào Philippines phải được kiểm tra về an toàn thực phẩm, đánh giá tác động ảnh hưởng đến môi trường và các vấn đề liên quan đến công nghệ ứng dụng. Tất nhiên, cũng còn người tiêu dùng tỏ vẻ lo ngại về các sản phẩm biến đổi gen. Đã có hơn 14 triệu nông dân trên thế giới trồng cây áp dụng công nghệ sinh học, và gần 90% số này sống tại các quốc gia đang phát triển. Cây trồng sử dụng công nghệ sinh học chiếm 77% sản lượng đậu nành toàn cầu, 49% sản lượng bông toàn cầu, và 26% sản lượng bắp toàn cầu vào năm 2009. Các lợi ích kinh tế đem lại cho nông dân trồng cây sử dụng công nghệ sinh học trên thế giới ước tính đạt 9,2 tỉ đô la Mỹ, chủ yếu nhờ tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất. Philippines phải mất bao lâu để xây dựng được khung pháp lý áp dụng cho cây trồng biến đổi gen và để người dân chấp nhận các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ mới này? - Năm 1990, Ủy ban quốc gia về an toàn sinh học của Philippines đã đưa ra khung pháp lý trên nhờ nỗ lực và đóng góp của nhiều cơ quan liên quan, các nhà khoa học nghiên cứu về công nghệ biến đổi gen và các nhóm quan tâm. Từ đó đến nay, chúng tôi đã tiếp tục hoàn thiện các quy định và ghi nhận những vấn đề phát sinh từ phía người dân liên quan đến vấn đề này. Chúng tôi đã thử nghiệm cây trồng biến đổi gen năm 1999 và sản xuất thương mại từ năm 2003. Trong thời gian này, có rất nhiều quan ngại về loại cây trồng này và chúng tôi giải quyết vấn đề thông qua đối thoại dựa vào cơ sở khoa học để người dân chấp nhận các sản phẩm từ cây trồng biến đổi gen. Chúng tôi cũng nhờ đến các nhà khoa học từ các quốc gia khác giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ biến đổi gen tại các cuộc hội thảo và thảo luận có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ và những ai có quan ngại. Theo tôi, cần có chương trình hợp lý để chuyển tải thông tin và giúp người dân hiểu rõ những ích lợi của cây trồng biến đổi gen thì họ mới chấp nhận. Philippines tìm đâu đủ nguồn giống cây trồng áp dụng công nghệ sinh học cho nông dân khi họ đã chấp nhận tham gia trồng loại cây trồng này? - Giống cây trồng áp dụng công nghệ sinh học được trồng tại Philippines được nhập khẩu từ các công ty tư nhân, nếu tôi nhớ chính xác là từ Nam Phi. Tuy nhiên, thời gian gần đây giống đã được sản xuất tại Philippines và điều này cho phép chúng tôi tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc vận chuyển từ bên ngoài. Việc sản xuất các giống cây trồng biến đổi gen vẫn được các công ty giám sát nhằm đảm bảo chất lượng cho giống và sản phẩm. Xin cảm ơn ông!Năm 2009, có 25 quốc gia đã trồng 134 triệu héc-ta cây trồng sử dụng công nghệ sinh học biến đổi gen, chiếm 9% tổng diện tích đất trồng trên toàn thế giới. Hơn phân nửa số quốc gia này là các nước đang phát triển.
(Theo Bình Nguyên // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com