Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có quá muộn cho Vietnamobile?

Ông Nguyễn Xuân Quân - Ảnh: M.Chung.

Mạng di động Vietnamobile (tên mới của mạng HT Mobile - đầu số 092) đã chính thức gia nhập thị trường hôm 8/4 vừa qua, giữa lúc lượng thuê bao của nhiều nhà mạng khác được cho là đã sắp cán ngưỡng bão hòa.

Chính vì thế, nhiều người lo ngại rằng Vietnamobile sẽ khó mà giành giật thị phần, khi các “đại gia” viễn thông di động như Viettel, MobiFone, Vinaphone đã có thương hiệu lâu năm và chiếm lĩnh gần hết thị trường.

Bài toán kinh doanh sẽ được Vietnamobile thực hiện như thế nào? VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Quân, Phó tổng giám đốc Vietnamobile xung quanh vấn đề này.

Việc gia nhập thị trường của Vietnamobile bây giờ có là quá muộn, thưa ông?
 
Tổng lượng thuê bao trên toàn thị trường đã đạt mức 80 - 90 triệu, tức về lý thuyết gần như đã phủ kín mọi đối tượng khách hàng, tuy nhiên chúng tôi cho rằng cơ hội phát triển vẫn còn rất lớn với Vietnamobile.

Bởi trên thực tế, lượng thuê bao ảo hiện nay còn rất nhiều, theo nhận định của chúng tôi chiếm khoảng 40%. Vì thế số thuê bao thực cũng thấp hơn rất nhiều. Rồi rất nhiều người cũng có tới hai ba cái sim...

Điều đó chứng tỏ, nếu tính trên đầu người sử dụng thì vẫn còn nhiều người chưa sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là dân cư ở xa thành phố. Đây chính là cơ hội của Vietnamobile.

Nhưng chỉ căn cứ vào lượng thuê bao “ảo - thực” thì có “mong manh” với Vietnamobile không, khi cơ sở hạ tầng, chất lượng mạng, dịch vụ, thương hiệu… của các mạng khác đều đã phát triển mạnh, thưa ông?

Chúng tôi biết Vietnamobile bước vào khai thác khi thị trường viễn thông Việt Nam đang cạnh tranh rất gay gắt và nền kinh tế đang có nhiều khó khăn. Hơn nữa, Viettel, VianaPhone, MobiFone ít nhiều đã và đang được coi là 3 “ông lớn” trên thị trường di động.

Đây là thác thức không dễ vượt qua, chắc chắn Vietnamobile sẽ có nhiều khó khăn để cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên chúng tôi sẽ có chính sách cạnh tranh khác biệt của mình để thu hút khách hàng.

Chính sách đó sẽ như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi sẽ áp dụng cách tính cước với mức giá cạnh tranh nhất so với các mạng di động khác.

Cụ thể cước cuộc gọi sẽ được tính cước từng giây một với giá 26,7 đồng/giây, tin nhắn là 300 đồng/tin. Với mức cước này, trung bình cước cuộc gọi thấp hơn 25% so với các mạng khác, và tin nhắn thấp hơn 17%.

Đồng thời mức cước đó cũng sẽ áp dụng cho cả nội mạng và ngoại mạng.

Ngoài ra là những gói cước phụ, phục vụ khách hàng có thói quen sử dụng khác nhau, như chỉ với 5.000 đồng thì khách hàng có thể gọi và nhắn tin không giới hạn trong một ngày; hay mệnh giá có thể nạp thêm thấp nhất là 5.000 đồng…

Nhưng liệu giảm giá là đã đủ, khi giá của các mạng khác cũng không đắt hơn là bao và chất lượng mạng lại tốt hơn?


Tất nhiên chúng tôi sẽ thực hiện chính sách tổng thể. Như về chất lượng mạng, chúng tôi cam đoan chất lượng mạng của Vietnamobile sẽ như cuộc gọi cố định; ngoài ra hệ thống đại lý, cửa hàng, trung tâm có đường dây nóng phục vụ khách hàng đã và đạng được xây dựng rộng khắp các tỉnh thành.

Những chích sách này tuy có thể giống như các nhà mạng khác đã làm, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt hơn. Cái này tôi không thể nói hay được, phải một thời gian nữa để khách hàng tự cảm nhận.

Như vậy, một trong những chính sách hàng đầu của Vietnamobile là giảm lợi nhuận để cạnh tranh?

Thực ra, điều này cũng có thể đúng một phần. Nhưng có thể khi giá cước giảm khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ với tần suất lớn hơn, nhiều hơn và như thế sẽ bù đắp được chi phí giảm cước.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng khác để tăng cường doanh thu trên đầu thuê bao, tạo nguồn thu bù chi phí giảm cước và tăng lợi nhuận.

Vietnamobile cũng xác định, trước mắt số lượng thuê bao của mạng sẽ chưa thể lớn được như các mạng khác, nên chắc chắn thời gian thu hồi vốn sẽ kéo dài hơn.

Nhưng ngay từ đầu năm, ba nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone đều cho biết năm 2009 cũng sẽ thực hiện giảm mạnh cước di động. Nghĩa là khi đó, để áp dụng mức giá cạnh tranh, Vietnamobile cũng sẽ tiếp tục giảm giá theo?

Tôi nghĩ rất khó để tuyên bố tại thời điểm này, nhưng trong trường hợp cạnh tranh khi thị trường thay đổi thì không có lý do gì Vietnamobile  ngồi một chỗ cả. Nói chung chính sách kinh doanh của tất cả các nhà mạng sẽ thay đổi nhanh, tùy thuộc vào tình hình thị trường.

Ông có thể cho biết, với hơn 600 triệu USD đầu tư để chuyển đổi công nghệ, mua sắm thiết bị, Vietnamobile dự tính sau bao nhiêu lâu sẽ thu hồi lại được nguồn vốn này?

Tôi không thể tiết lộ được.

Vậy với chiến lược kinh doanh trên, nhà mạng có đặt ra mục tiêu sau một năm nữa số thuê bao sẽ đạt bao nhiêu? Liệu có bằng con số 1 triệu thuê bao như HT Mobile trước đây từng đặt ra sau khi khai trương?

Tôi cũng không thể tiết lộ được, vì đây là bí mật kinh doanh, nhưng tôi dám chắc mục tiêu sẽ cao hơn thế.

Thế còn với 200.000 khách hàng sử dụng công nghệ CDMA mà HT Mobile trước đây đã “gửi nhờ” S-Fone, thì Vietnamobile có “đón” họ về khi đã chuyển sang công nghệ mới?

Với 200.000 khách hàng đã sử dụng CDMA, nhà mạng sẽ có chương trình “Vui ngày hội ngộ” để "đón" họ về. Vietnamobile sẽ có những chính sách hấp dẫn, dành riêng cho khách hàng cũ. Tôi tin phần lớn họ sẽ lựa chọn quay trở lại.

(Theo VnEconomy )

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Cty CP Nhà Hòa Bình: Hướng vào số đông !
  • Nhà sách đối phó với khủng hoảng
  • Cienco 5: Bất động sản không còn là "cứu cánh"?
  • Tổng Giám đốc T&T: "Không thể dừng lại"
  • “Đừng để mất thị trường nội địa”
  • Bất động sản: “Muốn bán hàng nhanh phải đổi cách làm!”
  • Cơ hội đầu tư IHG đến Việt Nam để đón đầu cơ hội mới
  • Sữa kém chất lượng: Thị trường sẽ tự thanh lọc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao