Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Đây là thời điểm tốt để đầu tư”

“Người ta khó tin với điều này nhưng tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư…”.

Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, đã cho biết như vậy khi nói về cơ hội đầu tư ở Việt Nam.

"Nên kiên nhẫn, giữ bình tĩnh chờ qua thời điểm khó khăn"

Trong cuộc trao đổi trên BBC, ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, đánh giá vai trò của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là “lớn lắm”. Tỷ trọng đóng góp của khối đầu tư nước ngoài đối với GDP tại Việt Nam là lớn nhất trong các nước ở châu Á.

Theo đánh giá của ông Dominic Scriven, đầu tư nước ngoài chia làm 2 phần, trong đó phần lớn là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong FDI chủ yếu là các tập đoàn đa quốc gia đến Việt Nam để lập các nhà máy sản xuất để tái xuất.

“Chúng ta thấy một số điển hình là Intel của Mỹ vừa khởi động nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới tại Việt Nam. Mới đây có Nokia lập nhà máy thứ 6 trên toàn cầu tại Việt Nam, rồi Samsung…”, Tổng giám đốc Dragon Capital nêu ví dụ.

“Theo tôi nghĩ nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam là vì Việt Nam có cơ sở chi phí mà có thể cạnh tranh được, ở đây có chi phí lao động và chi phí khác. Dù chúng ta nghe chất vấn về cơ sở hạ tầng thì suy cho cùng cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng tạm được, không cản trở quá trình sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài”, ông Dominic Scriven nói.

Bên cạnh các nhà đầu tư đến Việt Nam lập các nhà máy sản xuất thì có loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến thị trường Việt Nam vì họ nhìn thấy cơ hội ở thị trường tiêu dùng trong nước, thị trường bán lẻ…

“Còn có loại đầu tư nước ngoài thứ hai là đầu tư gián tiếp, còn gọi là đầu tư tài chính. Đây là dạng đầu tư đến sau và có sự phát triển mấy năm nay, tuy nhiên 2, 3 năm nay cũng bị sự cố và giảm đi”, ông Dominic Scriven nói.

Theo Tổng Giám đốc Dragon Capital, đầu tư ngắn hạn tại Việt Nam là không nên. Cũng giống như các thị trường mới nổi khác, bài toán đầu tư phải là dài hạn vì sự phát triển lâu dài trong nền kinh tế như Việt Nam là khá ấn tượng, nhưng vì các công cụ điều hành kinh tế khó dự báo nên dễ bị chu kỳ hay những biến động trong thời gian đó.

“Vì thế muốn đầu tư ở Việt Nam thì phải có tầm nhìn dài hạn”, ông Dominic Scriven nói với BBC. “Đưa ra lời khuyên như thế nào trong thời điểm hiện nay đối với nhà đầu tư nước ngoài có vẻ áp lực, người ta khó tin với điều này nhưng tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư và nếu đã đầu tư rồi thì đây là thời điểm nên kiên nhẫn, giữ bình tĩnh chờ qua thời điểm khó khăn. Chắc chắn những khó khăn này sẽ qua đi”.

Chờ các thông tin mới


Nhập siêu, lạm phát và tiền đồng mất giá, các yếu tố này ảnh hưởng thế nào tới niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài?

Theo ông Dominic Scriven, muốn khảo sát lòng tin thì phải nhìn qua thị trường tài chính, vì đây là chỉ báo đo mức độ lòng tin.

“Qua thị trường trái phiếu chính phủ, qua thị trường CDS (công cụ tài chính đánh giá rủi ro) và thị trường chứng khoán tại Việt Nam, cho thấy niềm tin chưa cao lắm. Thậm chí là bị ảnh hưởng hơi nhiều trong 2, 3 năm nay”, Tổng giám đốc Dragon Capital nói với BBC.

Theo ông Dominic Scriven, đối phó với tình trạng nhập siêu, lạm phát và tiền đồng mất giá thế nào thì phải tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục. Chuỗi vấn đề bắt đầu với mức độ tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế. Trong 5 năm qua, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đạt mức cao nhất (tính theo %) trong tất cả các nước đang phát triển trên toàn cầu.

“Từ mức độ tăng trưởng tín dụng mới chuyển sang vấn đề đầu tư công. Không loại trừ khá nhiều khoản đầu tư công kém hiệu quả, từ vấn đề này sang nhập siêu. Đầu tư nhiều cộng với tăng trưởng tín dụng quá mức thì nhập siêu là đương nhiên, làm xấu hơn tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam, và từ đó mới lan sang lạm phát, rồi lan sang lòng tin đối với đồng nội tệ", ông Dominic Scriven nói.

Ông  Dominic Scriven nhìn nhận việc ban hành Nghị quyết 11 cho thấy Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm giải quyết các vấn đề nêu trên.

“Chính phủ nói giảm chi 10% ngân sách năm nay, và giảm 50% huy động vốn từ trái phiếu chính phủ là điểm nhà đầu tư nước ngoài chú ý. Nhưng thông tin về tổng đầu tư của ngân sách và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là điều thị trường đang mong đợi thông tin mới và thuyết phục hơn”, ông  Dominic Scriven nói với BBC.

(NDHMoney)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Tối ưu hóa kênh huy động vốn cho doanh nghiệp
  • Thoát 'án tử', DN địa ốc phải 'ăn cơm trước kẻng'
  • Doanh nghiệp ứng phó thế nào với lạm phát cao?
  • Chiếm lấy trái tim hay khối óc?
  • Cổ phần hóa viễn thông: Cần được chuẩn bị kỹ lưỡng
  • Khai thuế điện tử, được lợi gì?
  • Người Việt Nam đang rất thiếu bảo hiểm
  • Public Screen Network: Phương tiện quảng cáo mới?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao