Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Public Screen Network: Phương tiện quảng cáo mới?

Ông Trương Tấn Bình - Giám đốc Kinh doanh của Công ty Goldsun Focus Media

Quảng cáo trên màn hình ti vi-LCD ở các nơi công cộng (Public Screen Network) tuy còn khá mới mẻ nhưng đang gây sự chú ý cho nhiều doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, Công ty Goldsun Focus Media (GFM) là  đơn vị tiên phong triển khai Public screen Network theo hình thức nhượng quyền từ tập đoàn Focus Media (Thượng Hải). Chúng tôi đã trò chuyện với ông Trương Tấn Bình - Giám đốc Kinh doanh của Công ty Goldsun Focus Media - về tiềm năng của quảng cáo Public screen Network và định hướng phát triển của Goldsun Focus Media (GFM) ở Việt Nam.   

Thị trường Quốc tế và mô hình quảng cáo Public Screen network

- Lời đầu tiên, xin cảm ơn ông về buổi nói chuyện ngày hôm nay. Là hình thức quảng cáo mới được triển khai từ Trung Quốc tới rất nhiều quốc gia, xin ông cho biết các thị trường nước ngoài đón nhận quảng cáo Public Screen Network như thế nào?

Tháng 11 - 2006, Tập đoàn Focus Media đã chính thức nhượng quyền triển khai Public screen Network cho GFM tại nước thứ 11 là Việt Nam. Sáu tháng sau, đã có 21 nước phát triển loại hình này như Singapore, Hong Kong, Australia, … Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ và sự đón nhận nhiệt tình của các doanh nghiệp đối với quảng cáo Public screen Network, đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Sự đón nhận “nhiệt tình” đó có là lý do khiến hai quỹ đầu tư lớn là IDG Ventures và Việt Nam Pioneer Partner đầu tư vào dự án Public screen Network của GFM - dự án còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam?

Với những quỹ đầu tư nước ngoài, họ có những tiêu chí để quyết định việc đầu tư rất rõ ràng thông qua các chuyên gia thẩm định. IDG Ventures và Việt Nam Pioneer Partner đầu tư vào vì dự án có những lý do thuyết phục họ. Cụ thể như, họ nhìn thấy được tiềm năng to lớn của loại hình này qua mức tăng trưởng liên tục của Focus Media trên toàn cầu; Sự kết hợp giữa GFM - công ty với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Truyền thông, Quảng cáo tại thị trường Việt Nam- với Focus Media (Thượng Hải); Hợp đồng nhượng quyền từ tập đoàn Focus Media (Thượng Hải) để trở thành đối tác duy nhất của FM tại thị trường Việt Nam. 

- Lý do gì khiến GFM quyết định mua nhượng quyền của Focus Media với số vốn đầu tư và nghiên cứu thị trường lên tới hàng trăm tỷ đồng?

Focus Media là một tập đoàn dày kinh nghiệm và có rất nhiều thành công trong lĩnh vực quảng cáo trên hệ thống Public screen Network. Khi quyết định đầu tư mua nhượng quyền của Focus Media là chúng tôi đã quyết định đầu tư cho sự thành công và hiểu quả trong kinh doanh với mô hình kinh doanh của Tập đoàn Focus Media trên toàn cầu. Bên cạnh hệ thống thiết bị được thiết kế chuẩn cho kênh Public screen Network, chúng tôi còn được phía bạn huấn luyện và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các nghiên cứu thị trường toàn cầu về xu hướng phát triển của Public screen Network. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm được sự kết nối với  mạng lưới khách hàng toàn cầu thông qua Tập đoàn Focus Media.

Tiềm năng của Public Screen Network tại Việt Nam

- Ông rút ra điều gì từ kết quả nghiên cứu thị trường của Công ty TNS Media Việt Nam?

Các nghiên cứu thị trường của Focus Media được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu của TNS Media Việt Nam, và phương pháp này đã được các quốc gia trên thế giới công nhận tính xác thực. Vì vậy, kết quả nghiên cứu thị trường của GFM có giá trị ngang bằng so với những kết quả nghiên cứu của các nước khác trên toàn cầu. Chúng tôi đã phát triển hệ thống truyền thông tập trung của mình dựa trên các nghiên cứu trên để không ngừng nâng cấp kênh quảng cáo hiệu quả cho khách hàng. Đây cũng là lý do hàng nghìn khách hàng là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường luôn tin tưởng vào tính hiệu quả quảng cáo trên mạng lưới Public screen hiện nay của chúng tôi trong 4 năm qua.  

- Theo ông, đâu là ưu điểm của quảng cáo Public screen Network so với các kênh quảng cáo khác? Ông đánh giá tiềm năng của loại hình quảng cáo này ở Việt Nam như thế nào?

Kênh quảng cáo Public screen Network ra đời góp phần bổ sung thêm một phương tiện quảng cáo mới bên cạnh các loại hình quảng cáo truyền thống như ti vi, báo chí, Internet…Điều đó giúp doanh nghiệp hoàn thiện chiến dịch quảng cáo của mình để xây dựng thương hiệu, thúc đẩy bán hàng. Chúng tôi gọi Public screen Network của mình là “Kênh truyền thông tập trung”. Kết quả nghiên cứu của TNS Media Việt Nam cũng cho thấy đối tượng bị tác động bởi màn hình ti vi-LCD đều là những người trẻ tuổi, thu nhập cao, chi tiêu nhiều…Ưu điểm nổi bật của quảng cáo Public screen Network là tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, đưa thông điệp quảng cáo đến người tiêu dùng với chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất.

Qua các nghiên cứu thị trường đáng tin cậy, rất nhiều người đã nhìn thấy tiềm năng của Public screen Network tại Việt Nam là rất lớn. Quảng cáo của các nhãn hàng, chương trình khuyến mại không chỉ là những đoạn ngắt quãng trong các bộ phim hay chương trình truyền hình buổi tối, ngày lễ tại các gia đình, mà còn ‘theo chân’ các đối tượng có khả năng mua sắm cao trong suốt 8 giờ làm việc tại các cao ốc văn phòng và vào cả những khoảng thời gian họ đi mua sắm. Chắc chắn các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận ra Kênh truyền thông tập trung của chúng tôi sẽ là giải pháp truyền thông hiệu quả nhất.

- Nguyên nhân của sự lạc quan này?

Mỗi ngày chúng tôi có 12 giờ phát quảng cáo, theo giờ mở - đóng cửa của siêu thị hoặc của các tòa nhà. Mỗi khách hàng (1 TVC) sẽ được lặp lại ít nhất là 60 lần một ngày.

Ngoài ra, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng quảng cáo trên kênh truyền thông tập trung của chúng tôi, độ dài của TVC quảng cáo sẽ chạy 5- 30 giây. Đây là thời lượng tối ưu mà các kết quả nghiên cứu của Focus Media đã chứng minh là mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất. Nguyên nhân chính là do người xem quảng cáo trên kênh này có xu hướng di chuyển, thời gian chờ ngắn.

Xin cảm ơn ông về những thông tin ông cung cấp. Chúc ông sức khỏe và sự thành công!

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Chuyển đổi nhiên liệu từ xăng sang gas: Khó cả thủ tục hành chính (P2)
  • Vì sao nhà máy lọc dầu Dung Quất liên tục tạm dừng hoạt động?
  • HAGL: Kỳ vọng từ sàn ngoại
  • Thị trường TPCP: Cần hành động nhanh và mạnh hơn
  • Chấp nhận đau đớn để giảm đầu tư công
  • Tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh: Các dự án công tư hợp doanh là định hướng quan trọng
  • 'Người đạo diễn' thương vụ mua chuỗi khách sạn Victoria tại Việt Nam
  • Giá xăng lại sắp tăng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao