Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN cần chủ động chống tội phạm công nghệ

Iphone cũng có thể bị hack, trang web của DN bị tráo đổi thông tin... Đó là mặt trái của công nghệ. Trao đổi với DĐDN ông Nguyễn Viết Thế - Cục trưởng Cục Tin học nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an nhận định: Thời gian tới, tội phạm công nghệ cao sẽ tiếp tục tấn công vào các nghiệp vụ ngân hàng và mạng viễn thông (đặc biệt là 3G).

- Ông đánh giá thế nào về tình hình tội phạm công nghệ cao trong thời gian qua tại VN?

Theo đánh giá của tôi, tình hình tội phạm công nghệ cao thời gian qua vẫn diễn biến nóng bỏng và phức tạp. Điều này thể hiện qua các thông số như sau: gia tăng các vụ tấn công, các virus mã độc tăng lên rất nhiều, số lượng các cuộc tấn công cũng tăng lên gấp đôi, bọn tội phạm tập trung vào cơ quan thuộc ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán để trục lợi.

- Vậy ông có thể đưa ra dự đoán những vấn đề nóng của an ninh mạng (ANM) tại VN trong năm 2010 ?

Khi CNTT phát triển thì chúng ta đứng trước những thách thức trong không gian ảo đó là vấn nạn về tin tặc. Việc đấu tranh với tội phạm trong không gian thực rất khó khăn, đối với không gian ảo còn tồn tại nhiều vướng mắc và cản trở hơn nhiều. Khi chúng ta đã bước sang năm thứ 10 của thế kỉ 21, CNTT bùng nổ và thế giới đã phát triển thành thế giới phẳng thì vấn đề về tội phạm mạng càng trở nên phức tạp và tinh vi. Để đấu tranh với loại tội phạm này cần phải có các giải pháp về công nghệ cũng như con người. Các năm trước chúng ta phải đối mặt với nạn tấn công của các máy tính ma vào hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, các DN.

Năm 2010, tội phạm sẽ vẫn tập trung vào mảng tài chính ngân hàng, tội phạm lừa đảo về thẻ ATM cũng gia tăng. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù nên các sự vụ không được nêu công khai. Hơn thế, năm 2010, các thiết bị di động đã phát triển rất mạnh, mạng 3G đã được triển khai tại VN và bắt đầu chứng kiến sự tấn công của các loại mã độc. Việc lây nhiễm virus qua các thiết bị di động cũng là một vấn đề thời sự của năm 2010.

- Trước tình hình tội phạm công nghệ cao ngày một gia tăng cả về số lượng và mức độ tinh vi, ở quy mô quốc gia, Bộ Công an đã triển khai những biện pháp nào để đảm bảo ANTT ?

Ngày 13/1/2010, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 603 QĐCTD phê duyệt “Quy hoạch phát triển ATTT quốc gia đến năm 2020” - Đây là hành lang pháp lý hết sức quan trọng để các bộ ban ngành có cơ sở để đấu tranh với tội phạm mạng.

Là cơ quan bảo vệ pháp luật, trước hết chúng tôi có quy mô cấp phòng, là phòng chống tội phạm công nghệ cao hiện đã được nâng lên cấp cục, có chức năng toàn quốc, chỉ đạo thực hiện tố tụng hình sự nhằm đấu tranh và đưa ra truy tố các loại tôi phạm mạng. Ngoài ra các cơ quan kĩ thuật như chúng tôi cũng thành lập những đơn vị hỗ trợ đấu tranh cho các loại tội phạm này. Đồng thời, hàng năm chúng tôi cũng phối hợp cùng Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG và VNCERT tổ chức hội thảo SW (an ninh bảo mật) về an ninh mạng. Đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức và quảng bá các sản phẩm quốc tế có chất lượng cao vào trong nước, giúp các cơ quan nhà nước, các DN có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp để bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin của mình.

- Đó là những biện pháp chung. Vậy theo ông DN có cần biện pháp của riêng mình ?

Theo tôi, việc đầu tiên là DN phải tự biết... bảo vệ mình. Thực tế không ai có thể khẳng định việc bảo mật của mình là hoàn hảo; công nghệ bảo mật cũng rất đa dạng và khuôn khổ ứng dụng khác nhau nên tự thân các DN đầu tiên là đi học, đi xem, thử nghiệm và nhờ người khác "phá" giúp xem có "phá" được không? Vấn đề thứ hai là vừa làm vừa xem, vừa thay đổi cho phù hợp. 

Bên cạnh đó, phải có chính sách bảo mật toàn diện từ chính sách bằng văn bản đến chính sách về công nghệ. Con người vẫn là chủ yếu. Phải có “chính sách” đối với họ và họ phải nắm bắt tốt chính sách đó mới an tâm được.

- Xin cảm ơn ông!
 
Ông Đào Minh Tuấn - Phó TGĐ Ngân hàng Ngoại thương (VCB) :

Đối với ngân hàng khi triển khai bảo mật cho các dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện nay, đầu tư và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng các yêu cầu về an toàn và bảo mật (bảo mật mạng, phần mềm có bản quyền với các chính sách hỗ trợ cập nhật, các phần mềm bảo mật chuyên dụng, các chính sách bảo mật quy định cho người sử dụng và kiểm soát sự tuân thủ bảo đảm sự bảo mật an toàn thông tin nội bộ và thông tin khách hàng...) là những yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức lớn hiện nay về bảo mật mà VCB gặp phải khi triển khai cung ứng các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng là sự thuận tiện và khả dụng cho khách hàng khi sử dụng do việc càng áp dụng nhiều biện pháp an toàn bảo mật từ phía khách hàng khiến khách hàng càng gặp nhiều khó khăn khi sử dụng.

Thực tế VCB đang sử dụng giải pháp mã hóa và chứng chỉ số của VeriSign cho các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm đảm bảo tính chuẩn mực và công khai hóa. Tuy nhiên, VCB mong muốn VN sẽ có những đơn vị có đủ các tiêu chuẩn và được quốc gia công nhận trong việc cấp chứng chỉ cũng như các giải pháp mã hóa, xác thực để các ngân hàng VN cũng như các tổ chức cung ứng các dịch vụ thương mại điện tử có thể áp dụng.

Ông Trần Nguyên Vũ - Phó Cục trưởng, Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Bộ Tài chính :

Trong vài năm gần đây, các bộ ngành, các cơ quan, DN, các thể chế như ngân hàng, công ty tài chính... nói chung đã ứng dụng CNTT rât nhiều và cũng đã nhận thức được rằng ATTT trước các rủi ro cũng là ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, đầu tư cho công nghệ và ATTT như thế nào cho hiệu quả không phải là câu hỏi dễ trả lời. Theo thống kê của Hiệp hội ATTT, trong tổng đầu tư CNTT hàng năm, các DN đầu tư cho ANBM thấp nhất cũng vào khoảng 5 – 7%, cao nhất là vào khoảng 15 – 20%. Nhưng để đầu tư hiệu quả và tối ưu, theo tôi, thứ nhất nên tuân thủ theo các hướng dẫn của bộ tiêu chuẩn 20012002. Từ kinh nghiệm của tôi, tôi cho rằng chúng ta cũng cần phải có một đề án tổng quát và cụ thể, đưa ra các chính sách từ mức cao đến mức chi tiết, từ đó sẽ xây dựng những kiến trúc tổng thể. Dựa vào các công cụ, các cấu phần đó chúng ta sẽ có cái nhìn mạch lạc để khi triển khai sẽ thấy cần ưu tiên vấn đề nào, hay trong quá trình thay đổi chúng ta sẽ thấy được vấn đề nào trùng lặp cần phải liên kết với nhau.

Ông Hoàng Văn Kiện - Giám đốc Trung tâm CNTT Ngân hàng Quân đội :

Hiện có rất nhiều công nghệ hiện đại và việc lựa chọn công nghệ để đảm bảo yếu tố: an toàn, phù hợp tiêu chuẩn VN và quốc tế, đảm bảo triển khai lâu dài với số lượng khách hàng lớn và thuyết phục được khách hàng, đơn giản trong sử dụng, triển khai mất nhiều thời gian, nguồn lực.

Trong khi đó, hiện tại VN chúng ta mới có hai đơn vị được cấp phép cung cấp chữ ký điện tử. Các văn bản liên quan đã có nhưng chưa đồng bộ, thiếu sự chỉ đạo có tính bắt buộc và các yêu tố ràng buộc sự lựa chọn yếu tố trong, ngoài nước cũng rất không rõ ràng. Vì vậy các đơn vị sử dụng mỗi nơi một cách, hiểu không đồng nhất và ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi sự cố an ninh bảo mật xảy ra. Tất nhiên ngân hàng như chúng tôi là người phải đối diện với những ràng buộc pháp lý. Vì vậy chúng tôi cũng muốn có sự ràng buộc với đơn vị cung cấp bảo mật và an ninh cho chúng tôi.

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Chủ tịch GBA (Đức): Sẽ có nhiều đầu tư khi có luật về năng lượng
  • “Lúc khó khăn chính là lúc sẵn sàng!”
  • Mấu chốt là sản phẩm phù hợp
  • Vnsteel "ra tay" kiềm chế giá thép
  • Lời khuyên của Ford
  • Thực phẩm chức năng: Thị trường đầy tiềm năng
  • Thêm lời giải cho người trồng lúa: Doanh nghiệp vào cuộc thế nào?
  • Apollo: “Mới đi chưa đến nửa đường”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao