Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Petrolimex lãi như thế nào?

 Thực chất Petrolimex lãi như thế nào? Ông Bùi Ngọc Bảo - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Petrolimex - đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

Thưa ông, trong bản cáo bạch có đề cập chín tháng năm 2011 dự kiến lỗ từ kinh doanh xăng dầu trên 1.220 tỉ đồng. Trong khi trao đổi với Tuổi Trẻ, ông xác nhận sáu tháng đầu năm nay lỗ khoảng 1.500 tỉ đồng. Những tháng còn lại Petrolimex sẽ lỗ hay lãi?

Chúng tôi có lãi từ tháng 6 đến nay, còn từ tháng 7 đến tháng 9 là dự báo. Những khoản lỗ năm tháng đầu năm sẽ được nhà nước có biện pháp xử lý. Chúng tôi sắp phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng nên muốn đưa một thông điệp rõ ràng cho nhà đầu tư về chuyện lời lỗ này.

Việc Nhà nước xử lý khoản lỗ đó không phải là bù lỗ mà do chúng tôi tham gia chương trình bình ổn giá. Việc xử lý này theo tôi được biết không dành riêng cho Petrolimex mà cho tất cả đầu mối.

Petrolimex cũng dự báo quý 4 năm nay và cả sang năm những khoản lãi rất lớn dựa trên cơ sở nào?

Từ quý 4 trở đi chúng tôi đã trở thành công ty cổ phần. Thông điệp của Chính phủ rất rõ ràng là thị trường xăng dầu sẽ được vận hành theo nghị định 84, nghĩa là doanh nghiệp được chủ động về giá. Chính vì thế dựa trên sản lượng bán ra, mức tăng trưởng hằng năm cũng như lợi nhuận định mức được quy định là 300 đồng/lít, chúng tôi đưa ra mức lợi nhuận dự báo như trong bản cáo bạch.

Những năm trước, hầu hết các đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong đó có Petrolimex, đều kêu lỗ, nhất là năm 2008 có nhiều biến động, nhưng báo cáo tài chính cho thấy Petrolimex có lãi từ kinh doanh xăng dầu trên 900 tỉ đồng?

Năm 2008 đúng là kinh doanh xăng dầu nội địa rất khó khăn, chúng tôi bị lỗ lớn, cả chục nghìn tỉ đồng. Nhưng vì sao có khoản lãi trên 900 tỉ đồng là thế này: Năm 2008 giá thế giới tăng đến đỉnh điểm, giá trong nước do Nhà nước điều tiết.

Nhà nước bù lỗ để ổn định giá trong nước nhưng chỉ bù cho mặt hàng dầu với số tiền rất lớn. Còn xăng thì không bù dù không cho tăng giá bán lẻ. Chúng tôi lỗ lớn. Nhưng Nhà nước ứng trước 1.400 tỉ đồng cho các khoản lỗ này rồi trừ dần. Cứ mỗi lít xăng được ứng 1.000 đồng, tương tự như dùng quỹ bình ổn giá bây giờ.

Vì thế, chúng tôi xem khoản lỗ này được Nhà nước xử lý (ứng giúp) nên trong hạch toán phát sinh khoản lợi này. Chứ bản chất là lỗ. Những doanh nghiệp nào trả được nợ sớm thì tiết kiệm được chi phí, có lãi. Do trả nợ sớm nên qua đến năm 2009 Petrolimex đã có lãi lớn.

Thưa ông, thời gian từ tháng 6 đến nay giá thế giới giảm, Petrolimex cũng xác nhận có lãi nhưng giá bán lẻ không giảm, mức chiết khấu cho đại lý lại tăng lên rất cao, có nơi đến 1.000 đồng/lít. Dư luận đặt vấn đề là các đầu mối chuyển lãi sang các tổng đại lý, đại lý là công ty cổ phần có phần vốn góp của mình?


Tôi không biết các đầu mối có cổ phần trong các tổng đại lý thế nào. Nhưng khi nói đến mức chiết khấu thì phải nói đến bình quân vì có lúc chúng tôi chỉ chiết khấu 50-100 đồng/lít. Các tổng đại lý, đại lý cũng cần lấy lời bù cho khoản lỗ trước đây.

Tôi biết mức chiết khấu bình quân 500-600 đồng/lít là được, không thể cao hơn 600 đồng. Nếu vận hành theo đúng nghị định 84, mức chiết khấu ổn định khoảng 500 đồng/lít thì tôi chắc là các đầu mối phải giảm giá bán lẻ chứ không thể tăng chiết khấu mãi.

Một Petrolimex cổ phần sẽ khác gì so với một Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước? Liệu với bước chuyển này có thể hi vọng một ngày nào đó người tiêu dùng sẽ mua xăng dầu ở các mức giá khác nhau tại cửa hàng của doanh nghiệp khác nhau?

Về bản chất, Petrolimex vẫn là doanh nghiệp nhà nước không có gì thay đổi vì vốn nhà nước vẫn đa số. Chúng tôi vẫn là công cụ điều tiết của Nhà nước. Điểm khác biệt lớn nhất là có sự tham gia của các cổ đông khác ngoài Nhà nước nên Petrolimex sẽ minh bạch hơn, công khai hơn.

Đúng là có chuyện hình ảnh các công ty xăng dầu trong mắt người tiêu dùng không được thân thiện do bức xúc chuyện giá cả cũng như việc nơi này nơi khác bán hàng không đủ số lượng... V

Việc bức xúc về giá của người tiêu dùng là đúng do cơ chế vừa qua chưa được vận hành hoàn hảo theo nghị định 84. Một khi thực hiện đầy đủ theo nghị định này, doanh nghiệp được chủ động thì bức xúc kia cũng sẽ hết. Còn chuyện cửa hàng bán không đúng số lượng, chất lượng hay ăn gian thì đúng là có trách nhiệm rất lớn của doanh nghiệp đầu mối.

Nhưng có lẽ ở doanh nghiệp nào cũng vậy, việc quản lý con người cực khó, nhất là đơn vị có đội ngũ nhân viên bán hàng lớn như chúng tôi. Tất nhiên, chúng tôi phải chấn chỉnh, đề ra quy trình chuẩn hơn, giám sát và chế tài nghiêm khắc hơn.

(Tuổi Trẻ News)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao