Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cấu trúc DN: Chất lượng DNNN là yếu tố quyết định!

Tái cấu trúc DN là việc cần phải làm trong hoàn cảnh hiện nay, tuy nhiên, cần có định hướng như thế nào để không đi chệch đường ray hiện đang là bài toán cho cả cơ quan quản lý và DN. DDDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Cung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương xung quanh vấn đề này.

Ông Cung cho biết, cơ cấu thành phần kinh tế đang có những thay đổi. Khu vực nhà nuớc giảm từ 38,52% xuống 34,53%, hộ gia đình khá ở mức 29,7%, FDI tăng khá mạnh 13,27% lên 16,98%, khu vực tư nhân tăng mạnh nhưng còn nhỏ 7,31-10,81%... Số lượng các DN tăng nhanh, đặc biệt là khu vực tư nhân làm động lực ngày càng chiếm vai trò lớn hơn khoảng 95,8%. Đặc biệt, tỷ lệ DN siêu nhỏ của khu vực tư nhân đang giảm dần, từ 83,4% năm 2005 xuống còn 72% năm 2008. Nhóm DN lớn hơn kế bên đã tăng dần từ 12,2% (2005) lên 20,5% (2008) và nhóm kế bên tiếp tục cũng có sự cải thiện tương tự dù với tốc độ chậm hơn.

- Như vậy có thể thấy khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển khá mạnh, và cơ cấu thành phần kinh tế cũng đang có những thay đổi đáng kể. Theo ông, với cơ cấu kinh tế như vậy việc tái cấu trức DN nên đi theo hướng nào ?

Tôi cho rằng, việc tái cấu trúc của một DN phải từ bên trong và bên ngoài, có môi trường vĩ mô và vi mô. Để tái cấu trúc được trước hết DN phải tồn tại.

Tái cấu trúc là một quá trình phát triển, đến một thời điểm nào đó DN phải chuyển từ hình thức này sang hình thức khác. Nói như thế để hiểu rằng bây giờ chúng ta phải ổn định kinh tế vĩ mô. Việc này phải đòi hỏi sự tham gia chính của Nhà nước chứ tự DN không thể làm được.

Muốn ổn định kinh tế vĩ mô thì phải cơ cấu lại và đảm bảo cân đối vĩ mô. Đó là cân đối chính sách, cân đối cán cân thanh toán.

- Vậy cái “chốt” nằm ở đâu, thưa ông ?

Nhiều người cho rằng phải cân đối, hài hoà giữa các bên. Tôi cho rằng phải khẳng định vai trò của Nhà nước, trong đó ổn định chính sách tài khoá, hai là chính sách tiền tệ, ba là chính sách tỷ giá. Theo tôi không nên lập các quỹ bình ổn giá. Đừng đi kiểm soát giá, thanh tra giá... mà hãy để giá theo quy luật thị trường.

- Vậy trong 3 chính sách ông vừa nói, chính sách nào theo ông là quan trọng nhất để ổn định kinh tế vĩ mô ?

Môi trường kinh doanh phải tạo ra một cách công bằng, thu hẹp và triệt tiêu được những “nút thắt, điểm nghẽn” không có lợi cho cải cách.

Theo tôi đó là chính sách tài khoá, cắt giảm bội chi ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Cắt giảm bội chi ngân sách bằng cách cắt giảm chi tiêu đầu tư, có thể giảm bội chi ngân sách và tăng thu. Vấn đề huy động vào ngân sách hiện nay của chúng ta lên tới 58% là thu khá cao so với mặt bằng chung của quốc tế. Trong khi đó, giảm chi đầu tư nâng cao ngân sách là xu hướng. Khi giảm bội chi ngân sách, đặc biệt là giảm chi công sẽ giảm được thâm hụt cán cân thanh toán, giảm được khoảng cách giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư. Như vậy, sẽ giảm được nhu cầu ngoại tệ.

Song song với đó, tiền ngân hàng huy động về không “chảy” về ngân sách mà  sẽ quay trở lại phục vụ khu vực kinh tế tư nhân. Và như vậy, nguồn lực sẽ sử dụng hiệu quả hơn, đầu tư giảm nhưng hiệu quả lại cao hơn. Với cách như vậy tôi cho rằng sẽ ổn định được kinh tế vĩ mô.

- Còn ở góc độ vi mô, theo ông các DN nên ưu tiên những gì, nhất là ở khu vực DN tư nhân ?

Tôi cho rằng, ưu tiên số 1 phải là cơ cấu lại DN nhà nước, còn DN tư nhân tự họ có sáng kiến để cơ cấu củng cố DN của họ. Vấn đề là ở chỗ môi trường kinh doanh phải tạo ra công bằng, thu hẹp và triệt tiêu những “nút thắt, điểm nghẽn” không có lợi cho cải cách.

Hiện điểm yếu của chúng ta là việc ổn định kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô của chúng ta ngổn ngang, cái gì cũng có nhưng lại không đi đến đâu. Do vậy, chi phí kinh doanh của các DN bị tăng lên. Mặc dầu các chỉ tiêu kinh tế của khu vực tư nhân có cao hơn những khu vực khác nhưng tỷ suất lợi nhuận thì khu vực DN này lại kém nhất. Điều này nói lên khả năng tự tích luỹ vốn của các DN còn yếu.

Có thể nói khu vực kinh tế tư nhân hiện vẫn đang kinh doanh theo kiểu “giật gấu vá vai”, các DN vẫn đang loay hoay tìm cách tồn tại hơn là có cái nhìn dài hạn.

Trong hoàn cảnh này các DN phải có hướng dài hạn tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh hiện nay các DN tư nhân khó có thể làm gì được dài hạn và bài bản

Tôi cho rằng chuyển đổi mô hình là điều cần thiết, ưu tiên hàng đầu phải là nâng cao được năng suất và hiệu quả, “chất” phải dần dần thay thế “lượng”. Chú trọng chất lượng khu vực nhà nước là yếu tố quyết định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có chất lượng cao hơn theo hướng giảm tỷ trọng lao động rẻ, phổ thông, tiêu hao và khai thác tài nguyên ít hơn, yêu cầu đất đai ít hơn...

Khu vực kinh tế tư nhân trong nước phải có bước phát triển đột phá để trở thành một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, phát triển khu vực DN, giảm mạnh khu vực phi chính thức.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Mua bán nợ và tài sản tồn đọng DN: Vướng cơ chế
  • Chuyển hướng theo nhu cầu thị trường
  • Hà Dũng lên kế hoạch bay trở lại vào cuối năm
  • Nhân sự cao cấp sẽ tiếp tục thiếu hụt
  • Mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Hoàn toàn không mạo hiểm”
  • Tháo gỡ vướng mắc ở mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á
  • VinaCapital: Dòng vốn ngoại sẽ vào mạnh năm 2011
  • "Vinashin sẽ thu xếp đủ vốn trả nợ sau một năm"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao