Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TS. Phan Quốc Việt: Vì một cộng đồng Việt tâm sáng, tầm cao

tinkinhte.comChủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tâm Việt, TS Phan Quốc Việt, thực sự là người không chịu ngồi yên lấy một phút, theo đúng nghĩa của từ này. Lúc tôi vào phòng, anh vừa cắp cặp đi dạy về đã leo phắt lên “tập làm xiếc” trên một tấm ván đặt trên hai khúc gỗ tròn.

Bắt đầu Đại học với ngành địa vật lý, rồi lại lấy bằng TS… Toán - Lý ở Đại học Tổng hợp Lomonosov (Liên Xô cũ); từng là Chánh văn phòng, Bí thư Đảng ủy Văn phòng TCT Dầu khí Việt Nam, Việt “tròn” (biệt danh mà bạn bè đặt cho Phan Quốc Việt) tự dưng rẽ ngang, thành lập Công ty Đào tạo và Tư vấn Tâm Việt, chuyên giảng dạy về các “kỹ năng mềm”. “Mẹ tôi khóc rưng rức đấy. Thấy ông con trai đang từ đi ô tô về thăm mình, bỗng chuyển sang đi xe buýt mà - anh nửa đùa nửa thật bảo. Chỉ có bố tôi (ông cụ có 60 năm tuổi Đảng) là ủng hộ tôi thôi”. 

Làm tâm sang hơn, nâng tầm cao hơn

- Vì sao anh đặt tên cho công ty của mình là “Tâm Việt” nhỉ?

À, tôi chơi chữ đấy. Tâm Việt, mà viết không dấu cũng có thể hiểu là “tầm Việt”. Khẩu hiệu của chúng tôi là “Làm tâm người Việt sáng hơn - Nâng tầm người Việt cao hơn”. Tôi “khoe” thêm nhá: tôi còn liên quan đến một số trung tâm và công ty khác có tên là Đức Việt (thuộc Hội Khuyến học Việt Nam), Trí Việt (Công ty Phát triển kỹ năng lãnh đạo và văn hóa tổ chức Trí Việt)… nữa đó!

- Bỏ con đường hoạn lộ đang rộng mở để làm chủ một doanh nghiệp không lớn, lại không “thèm” nhận lương Chủ tịch HĐQT, TGĐ trong suốt mấy năm qua, việc này không dễ hiểu đối với nhiều người đâu…

Chính xác là 8 năm đấy. Tôi làm trước hết vì tôi thích thế. Sở thích của tôi là nói trước công chúng, giao tiếp và thuyết phục mọi người. Tôi thích… nói lắm. Bây giờ có hôm tôi đi dạy suốt từ 8h sáng đến tận 10h tối mà thấy rất sướng, dù có người bảo tôi làm như lao động khổ sai!

Tâm Việt giờ đây vẫn còn là một công ty không lớn, nhưng cũng không quá bé hoặc vô danh. Chị thử lên mạng Google tra mà xem, sẽ thấy khoảng 90.000 kết quả tìm kiếm về Tâm Việt đó. Chúng tôi đã tổ chức được 3.000 lớp học về 10 kỹ năng cơ bản, tôi gọi là kỹ năng “mềm” (kỹ năng lãnh đạo, văn hóa tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe và tư duy tích cực, kỹ năng đàm phán, bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh)… Cho dù là ở cương vị nào, quản lý nhà nước hay doanh nghiệp, đó đều là những kỹ năng hết sức cần thiết.

Có nguyên liệu ngon mà chẳng biết nấu thì chẳng có canh!

- Anh xuất thân là cử nhân địa vật lý, rồi lại lấy bằng Tiến sĩ Toán – Lý, sao lại oái oăm đi dạy người ta về kỹ năng mềm?

Tôi nói thẳng tuột nhé, ý chị tức là tôi không được đào tạo căn bản về kỹ năng, nhưng lại đi dạy chứ gì? Tôi xuất thân là người làm khoa học cơ bản, nhưng cũng đã theo học rất nhiều khóa đào tạo về quản trị kinh doanh quốc tế, lãnh đạo và huấn luyện chuyên nghiệp, quản trị nhân sự… chưa kể các khóa đào tạo ngắn hạn khác về kỹ năng. Tôi có bằng giảng viên chuyên nghiệp quốc tế. Nói chung, tôi có thể tự hào là người chịu khó học hỏi, chịu khó tích lũy kinh nghiệm sống. Tham gia bất cứ một khóa học nào tôi cũng… hỏi kịch liệt. Đến nỗi có lần người ta phải “đuổi” khéo tôi ra vì tôi hỏi nhiều quá. Và các vị trí công tác mà tôi từng trải qua cũng rèn giũa và cho tôi rất nhiều kinh nghiệm. Nhưng giấy chứng nhận cao nhất là sự tin tưởng của khách hàng. Họ thấy mình đem đến cho họ những điều có ích thì mới chịu bỏ tiền ra đi học chứ!

Còn vì sao chọn các kỹ năng mềm để dạy chứ không chọn các thứ khác, là vì tôi thấy nguồn nhân lực của ta - từ nhà quản lý cho đến người lao động - đang rất thiếu đúng những thứ đó. Bạn có thịt, có rau, có muối, tiêu… nhưng không biết cách nấu canh thì cũng sẽ không có món canh. Hoặc là không có món canh ngon mà ăn.

Những giáo sư tiến sĩ trong nhà trường rất giỏi về lý thuyết nhưng có thể chưa nhiều kinh nghiệm giải quyết những khúc mắc nảy sinh trong thực tế - những thứ mà chỉ có những người “nằm trong ruột doanh nghiệp” như tôi mới biết được.

- Mỗi lớp học của anh có thời gian học rất ngắn. Có vẻ như anh tổ chức đào tạo theo kiểu “ngắt ngọn” một cách rất… thực dụng?

Tôi không ngại người ta mắng tôi thực dụng. Tôi khoái nữa là khác. Thực dụng đâu có xấu! Cái thị trường cần thì ta cung cấp, có vậy thôi. Còn thời gian đào tạo ngắn, là vì chỉ cần chừng ấy thời gian. Vấn đề là cách dạy chứ không phải thời gian dạy. Chị đến dự một lớp của chúng tôi đi, cứ bảo với giảng viên là “thầy Việt mời tôi đến nghe”.

Một điều nữa chứng minh tính “thực dụng” của tôi nhé: đội ngũ giảng viên ở Tâm Việt đều do chúng tôi lựa chọn, đào tạo (tất nhiên là trên nền kiến thức căn bản của họ).

Chị “chê” tôi thực dụng, nhưng không phải lúc nào tôi cũng tính toán so đo về tiền nong (cười). Tôi đã viết một giáo trình, cố gắng trình bày lại thật súc tích, dễ hiểu những điều tôi đã giảng dạy (mà có lần tôi đã được trả tới 1.500 USD một ngày đi dạy đấy). Tôi rất mong giáo trình này được xuất bản và sử dụng trong các trường đại học và đào tạo nghề, hy vọng đem đến những điều có ích cho tất cả những ai quan tâm. Điều rất đáng tiếc đối với thị trường lao động Việt Nam là chúng ta dường như “quên mất” việc đào tạo các “kỹ năng mềm” cho người lao động. Và tôi hứa sẽ… không đòi tác quyền(!).

- Những đối tượng nào thường tìm đến học ở chỗ anh?

Tất cả những ai muốn có kỹ năng làm việc tốt chứ không chỉ là bằng cấp! Nhiều cơ quan nhà nước, thậm chí các trường đào tạo cán bộ của trung ương từng mời tôi giảng dạy. Tôi có nhiều “học trò” nổi tiếng như ông Ba Sanh (ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) hay anh Võ Văn Thưởng (Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS HCM). Nhiều doanh nghiệp nước ngoài có tiếng hoạt động tại Việt Nam như Canon, Hewlett Pakard, Eurowindow, Bảo hiểm AIA… cũng đã mời tôi giúp đào tạo nhân sự. Khách hàng là các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất nhiều, đa phần là các doanh nghiệp lớn.

- Thầy Thái Bá Tân có lớp học tiếng Anh rất nổi tiếng, nơi mà nhiều sinh viên có thể đến “học nghèo” (học miễn phí). Anh có chính sách như vậy không nhỉ?

À, tôi biết anh Tân, cùng quê Diễn Châu, Nghệ An với tôi đấy! Học phí ở chỗ tôi không đắt, thông thường khoảng 200.000 đồng cho 6 buổi học, có giảm giá cho học sinh, sinh viên. Ai mà quê Diễn Châu, tôi còn giảm đặc biệt nữa! (cười lớn).

Cái được lớn nhất là làm việc mình thích

- Anh có thể “bật mí” một chút về kế hoạch của Tâm Việt trong năm 2010?

Quản trị cảm xúc. Tôi đang nỗ lực để đưa ra môn học mới này, tất nhiên nó là mới đối với ta thôi. Thế giới người ta đã nhận ra tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa quyết định thành công của “chỉ số thông minh cảm xúc” (EQ) từ lâu rồi.

- Ngẫm lại, sau gần 10 năm bỏ vị trí đáng mơ ước trong một doanh nghiệp Nhà nước để lập nghiệp, anh được gì, mất gì?

Cái được lớn lao nhất là tôi cảm thấy sung sướng, được làm việc mình thích. Cái mất có lẽ là kiếm được ít tiền hơn, chi tiêu phải cân nhắc hơn. Nhưng cái mất này dẫn đến cái được khác là sinh hoạt, ăn uống điều độ, đâm khỏe ra, có thể nói hàng chục tiếng liền trước học viên. Thực ra, tôi cũng mơ có ngày doanh nghiệp của tôi sẽ nổi tiếng và làm ra nhiều tiền, nhưng tôi biết đầu tư vào lĩnh vực này là đầu tư dài hơi, không thể kiếm được lợi nhuận nhanh. Rượu vodka chóng bốc, chóng tàn…

- Xin cảm ơn anh!  

Có người nói với tôi, Việt “tròn” là bậc thầy về “diễn”. Cũng phải thôi, vì nếu không anh làm sao dạy người khác kỹ năng giao tiếp hay thuyết phục đối tác!? Tôi cũng đã bị anh thuyết phục bằng cái chất hăng say, “máu lửa”, hơi… láu cá một tý (là tôi cứ nói thật, vì biết anh sẽ không để bụng. Nếu không, đã chẳng phải người Diễn Châu!).

(Theo Anh Thư // Báo Doanh nhân)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Thị trường thép 2010: Hồi phục cùng kinh tế
  • SPT và SK Telecom đã đạt thỏa thuận nguyên tắc lập liên doanh
  • Một “người Mỹ lắng nghe”
  • Vinashin hứa “bù đắp” cho Petro Vietnam
  • Hỏi chuyện người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2009
  • Nội thất Đài Loan đổi thương hiệu vì bị nhái
  • Xây dựng thương hiệu rượu truyền thống: Không phải quá khó
  • Chip Intel “Made in Vietnam” xuất xưởng vào 7/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao