Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3.100 tỷ đồng GPMB cho dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồ

Tổng công ty ĐSVN vừa tổ chức Hội thảo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ cho Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.

Để xây dựng tuyến đường sắt trên cao, nan giải nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng

Khi tuyến đường sắt trên cao này đi vào hoạt động, thời gian đi từ Giáp Bát đến Gia Lâm chỉ mất 23 phút, thay vì gần 2 tiếng đồng hồ như hiện nay. Tuyến đường sắt trên cao từ Ngọc Hồi đến Giáp Bát, từ Giáp Bát đến Gia Lâm và từ Gia Lâm đến Yên Viên đã được triển khai lập dự án chi tiết kỹ thuật.

Theo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), để phục vụ cho dự án này sẽ có 1.811 hộ với gần 8.000 người và 650 ngôi mộ nằm trong diện GPMB được bố trí tái định cư và di dời. Trong đó, các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Long Biên có số dân phải di dời nhiều nhất. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ xây dựng tổ hợp khu ga Ngọc Hồi; xây dựng các kết cấu công trình và đường sắt trên cao đoạn Giáp Bát - Gia Lâm; cung cấp và lắp đặt thiết bị cho hệ thống thông tin, tín hiệu, điện khí hóa và cung cấp năng lượng; mua sắm các đoàn tàu đô thị chạy điện EMU.

Việc xây dựng cầu Long Biên mới cũng được thực hiện trong giai đoạn 1. Chiều dài đoạn Giáp Bát - Gia Lâm thuộc giai đoạn 1 là 15,36 km với tổng mức đầu tư khoảng 19.460 tỉ đồng từ vốn ODA của Nhật Bản. Dự kiến năm 2017, các hạng mục trên sẽ hoàn thành. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng đường sắt trên cao từ Ngọc Hồi đến Giáp Bát và từ Gia Lâm đến Yên Viên để hoàn thiện toàn tuyến vào năm 2020.

Theo chủ đầu tư, tại quận Hoàn Kiếm, tuyến đường sắt bắt đầu chạy từ đường Điện Biên Phủ sang cầu Long Biên mới (sẽ được xây dựng cách cầu cũ chừng 30m về phía thượng lưu sông Hồng). Tuyến này sẽ chạy qua địa bàn 5 phường gồm Cửa Nam, Cửa Đông, Đồng Xuân, Hàng Bông và Hàng Mã. Trong 5 phường trên, phường Đồng Xuân có số lượng di dân nhiều nhất với khoảng hơn 100 hộ.

Hiện việc tái định cư cho các hộ phải di dời đã được Hà Nội thống nhất. Theo đó, các quận nội thành gồm Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm sẽ được tái định cư bằng căn hộ chung cư; huyện Thanh Trì được thống nhất sẽ tái định cư bằng đất. Riêng quận Long Biên, có thể sẽ tái định cư bằng cả đất và căn hộ chung cư. Dự kiến tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ cho công tác thu hồi đất lên tới hơn 3.100 tỉ đồng. Theo kế hoạch, công tác GPMB sẽ hoàn thành vào năm 2013. 

(Theo Thu Hiền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 42 triệu USD xây bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh
  • PVFCCo: Đồng hành cùng nhà nông
  • Berjaya-Handico 12 đầu tư trên 250 tỷ đồng vào dự án Canal Park
  • Công ty TNHH Tân Thuận Phong: Thu vàng từ rác
  • Cty CP hoá chất Minh Đức: Vững vàng tăng trưởng
  • Cty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng: Uống nước nhớ nguồn
  • CTCP chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải: Thương hiệu đất cảng
  • Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 lắp đặt kết cấu thép lò hơi số 1
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao