Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các hãng xe Nhật "rủ nhau" rời thị trường Mỹ

Isuzu Motor đã chấm dứt 27 năm hoạt động tại Mỹ. (Ảnh: Autovina).

Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản bắt đầu rời khỏi thị trường Mỹ khi khả năng tiêu thụ tại thị trường lớn nhất thế giới này tiếp tục thụt lùi. 


Các chuyên gia cho biết, năm 2009, Isuzu Motor đã chấm dứt 27 năm hoạt động tại Mỹ; Suzuki và Mitsubishi cũng sẽ theo gót Isuzu. 

Suzuki chỉ bán được 2.149 xe tại Mỹ trong tháng 7/2009, giảm 78% so với cùng kỳ năm 2008. Tương tự, Mitsubishi cũng chỉ tiêu thụ được 4.362 xe, giảm 42%.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, thị trường Mỹ tiêu thụ 4,81 triệu xe, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2008. Chỉ cách đây vài năm, Mỹ tiêu thụ khoảng 16-17 triệu xe (mới và cũ). Tuy nhiên, trên cơ sở mức tiêu thụ 6 tháng đầu năm, có thể dự đoán con số này chỉ đạt khoảng 10 triệu xe trong năm nay.

Một số chuyên gia nhận định chỉ có nhóm 5 công ty lớn nhất Nhật Bản là Toyota, Honda, Nissan, Mazda và Subaru có thể tồn tại trên thị trường Mỹ. Thậm chí có ý kiến cho rằng chỉ có 3 công ty lớn nhất của Nhật Bản tồn tại được.

Trái ngược với các công ty Nhật Bản, các nhà chế tạo ôtô Hàn Quốc không quá khó khăn tại thị trường Mỹ. Tập đoàn Hyundai-Kia tiêu thụ được 64.788 xe trong tháng 6/2009, nhiều hơn 6.500 xe so với công ty lớn thứ ba Nhật Bản là Nissan. 

Với khả năng cạnh tranh tốt hơn và đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, Hyundai-Kia kỳ vọng sẽ vượt qua Nissan, trở thành thương hiệu đứng thứ năm tại Mỹ, sau General Motors (GM), Ford, Toyota và Honda.

Công ty KIA Motor USA cũng đang đẩy mạnh hợp tác với Saturn, mạng lưới tiêu thụ hùng mạnh của GM. Các quan chức phụ trách bán hàng của KIA cho biết thông qua Saturn, KIA có thể có được nhiều đại lý chất lượng cao, trong đó có nhiều đại lý có trụ sở tại các khu vực có đông người thuộc tầng lớp trung lưu sinh sống. 

Hợp tác với Saturn sẽ giúp KIA đẩy mạnh tiêu thụ tại những khu vực tiêu thụ yếu trước đây. Hiện nay, KIA có 640 đại lý tại Mỹ và công ty này sẽ tăng lên 700 đại lý vào cuối năm 2009./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Công ty CP sản xuất - thương mại Hữu nghị Đà Nẵng: Ổn định sản xuất, phát triển thị trường
  • Hợp tác giữa doanh nghiệp Brazil và Đà Nẵng
  • Ford “tuyên chiến” với xe nhỏ của Nhật tại châu Á
  • Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC): Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 4.281,7 tỷ đồng
  • Gã khổng lồ General Motor đang dần hồi sinh
  • Daihatsu nhượng quyền thương hiệu cho FAW
  • Xây dựng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO: Gia tăng giá trị doanh nghiệp
  • Các doanh nhân trẻ: Năng động và tự tin trước khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao