Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện học của doanh nhân

Lễ trao bằng tốt nghiệp cho lớp Lãnh đạo quản lý công nghệ TT do VCCI tổ chức

Lễ trao bằng tốt nghiệp cho lớp Lãnh đạo quản lý công nghệ TT do VCCI tổ chức

Có một Hội thảo về sự học của doanh nhân chuẩn bị được tổ chức tại Hải Phòng. Đây là lần đầu tiên, vấn đề về sự học của doanh nhân được đặt ra trực tiếp, và do Hội đồng Phát triển bền vững của thành phố - Hội đồng trực thuộc, có thành viên là các quan chức đầu ngành của UBND thành phố - chủ trì tổ chức.

Đây cũng là điều cần nói thêm, sự học của doanh nhân cũng cần được sự hỗ trợ tối đa của chính quyền sở tại. có như vậy doanh nhân mới thật sự đủ mạnh.

Lỗ hổng !

Hiện nay, số lượng lao động của Hải Phòng vào khoảng gần 1 triệu, trong đó lao động trẻ chiếm khoảng 50%. Nhiều năm qua, các chương trình nâng cao chất lượng, tay nghề cho người lao động đã được thực hiện tại thành phố. Cho đến nay, thành phố đã hình thành hệ thống hàng loạt trường dạy nghề các trình độ, nhóm ngành sản xuất. Hải Phòng có 4 trường đại học gồm Đại học Hàng hải, Đại học dân lập Hải Phòng, Đại học Hải Phòng, Đại học Y... ngoài ra là hệ thống các trường liên kết đào tạo tại Hải Phòng các bậc học như cao đẳng, đại học, thạc sĩ... Số trường đào tạo, số người tham gia để được đào tạo của Hải Phòng từng năm tăng lên đều đặn, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố. Và nếu so sánh về trình độ lao động, thì cũng có đủ cơ sở để tin rằng, mặt bằng trình độ lực lượng lao động của Hải Phòng là trội hơn nhiều so với trình độ lực lượng lao động của phần lớn các tỉnh phía Bắc, ngoại trừ Hà Nội.

Nhưng cho đến nay chưa thấy có kết quả khảo sát nào về trình độ các doanh nhân, chủ DN của Hải Phòng được công bố. Nhưng có thể lấy số liệu điều tra do Bộ KH-ĐT tiến hành để “hiểu” về mặt bằng trình độ của doanh nhân, chủ DN của Hải Phòng. Cụ thể, kết quả điều tra tại hơn 63.000 DN trên cả nước cho thấy, có tới 43,3% chủ DN chỉ có trình độ dưới... trung học phổ thông.

Nếu để nhận xét, thì có thể thấy thế này, trong khi chương trình nâng cao trình độ người lao động đang được tập trung thực hiện, thì yêu cầu nâng cao trình độ của doanh nhân, chủ DN lại dường như bị bỏ ngỏ. Và đó thực sự là “lỗ hổng” lớn trong phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động DN. Câu hỏi khôi hài đặt ra ở đây, là nếu chủ DN không được cung cấp cơ hội được đào tạo, thì họ sẽ làm thế nào để quản lý, thu hút, giữ lao động... chất lượng cao tại DN ? Ngược lại, những lao động chất lượng cao liệu có hào hứng phục vụ các ông chủ DN có trình độ kém hơn hẳn họ ? Trong trường hợp ấy, sự yếu kém về trình độ của chủ DN đã trở thành lực cản lớn đối với chủ trương nâng cao trình độ lực lượng lao động tại các DN nói chung.   

Nguyên tắc 3T

Đỗ Minh Phương trở thành Phó TGĐ Cty CP truyền thông Thương Hiệu Vàng (Hải Phòng) khi mới gần 30 tuổi. DN của anh đang phối hợp với Hội đồng Phát triển bền vững của thành phố để tổ chức Hội thảo “Doanh nhân học - Nền tảng cho DN phát triển”. Bên cạnh việc chuẩn bị các nội dung cho Hội thảo, Phương còn bù đầu với việc xây dựng Đề án đào tạo 1.000 giám đốc DN trên địa bàn Hải Phòng. Đó là Đề án có thể coi là... mới. Phương nói: điều khó khăn trong xây dựng đề án không chỉ là tìm kiếm nội dung “cứng” hay giảng viên, thời gian tổ chức lớp học cho các doanh nhân. Mà khó nhất là việc hình dung, xây dựng, cập nhật nội dung cho chương trình đào tạo ấy. “Không ai sinh ra đã là giám đốc và vì thế cũng không có giáo trình chuẩn để đào tạo giám đốc” – Phương “tổng kết” đầy... cảm khái như vậy, khi nói về khó khăn của anh vấp phải.

Nếu xét về hiệu quả thực tế trong đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ doanh nhân, chủ DN của Hải Phòng, thì phải ghi nhận cách làm và công sức của Chi nhánh VCCI Hải Phòng. Từ nhiều năm nay, chi nhánh này đã liên tục mở các khóa đào tạo, lớp học ngắn, dài ngày, với nhiều nội dung học có tầm quan trọng trong hoạt động quản lý, phát triển DN. Đến nay, số lượng khóa đào tạo, lớp học do Chi nhánh VCCI Hải Phòng thực hiện đã lên tới hàng trăm, với hàng nghìn lượt giám đốc, cán bộ chủ chốt của các DN tham gia. Nhưng nếu để hệ thống hóa các kiến thức này lại thành “khung” chương trình ổn định thì vẫn là điều quá sức với Chi nhánh VCCI Hải Phòng. Đơn giản là vì đặc thù, tính chất hoạt động của VCCI là phục vụ DN, chứ không phải là tổ chức chuyên trách đào tạo. Trong khi ấy thì dù có tới 4 trường đại học trên địa bàn, nhưng Hải Phòng lại hoàn toàn chưa có chương trình liên kết đào tạo nào dành riêng cho đối tượng là chủ DN.

Nói thế để thấy, “lỗ hổng” về trình độ chủ DN hiện đã trở thành vấn đề nóng trong phát triển của thành phố Hải Phòng. Nếu hình dung trình độ người lao động, trình độ cán bộ cơ quan quản lý, trình độ chủ DN là 3 điểm tựa vững chắc cho sự phát triển lâu dài, an toàn của kinh tế, xã hội, văn hóa của thành phố. Thì cũng nên nhìn nhận rằng, chỉ có 2 điểm tựa: trình độ người lao động, trình độ cán bộ cơ quan quản lý là đang được nâng cao có hiệu quả, còn trình độ doanh nhân thì thực tế hiện nay Hải Phòng vẫn còn thiếu cả cách nhìn nhận, đánh giá lẫn các chương trình cụ thể đáp ứng yêu cầu đó.

Một chủ DN đã nhận xét thế này: để trở thành chủ DN thành công, mỗi “ứng viên” cần đáp ứng đúng nguyên tắc 3T - rút gọn của 3 yêu cầu về "Tâm - Tầm - Tài". Nhận xét của mỗi chủ DN đối với các yêu cầu ấy có thể khác nhau, nhưng điều luôn đúng, là các chủ DN đều phải chứng tỏ khả năng của mình vượt hơn hẳn những lao động khác. Vì chỉ có thế họ mới tạo được sự tin tưởng, sự đồng tâm nhất trí trong DN của mình, từ đó trao cho người lao động cơ hội và cả tương lai cuộc sống. Và để trả danh xưng doanh nhân về đúng với nghĩa của từ ấy, thì trước tiên cần phải thừa nhận chủ DN như một loại hình lao động đặc biệt. Đồng thời dành cho loại hình lao động ấy chương trình đào tạo đặc biệt... không kém, chứ không nên “gói” chung vào các chương trình đang áp dụng cho các loại hình lao động khác.

(Theo Quốc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nâng cao trình độ, kỹ năng đội ngũ doanh nhân VN
  • BHP và Rio Tinto sáp nhập khiến các nước quan ngại
  • ADC sản xuất gạo sạch tiêu chuẩn Globalgap
  • Indochina Airlines xin phép bay trở lại
  • Đức từ chối viện trợ, GM tiếp tục “gom tiền” cho Opel
  • Nhà mạng ép nhà cung cấp dịch vụ nội dung?
  • Doanh nghiệp taxi TP.HCM “bể” kế hoạch
  • Chuyện làm ISO ở doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao