Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao trình độ, kỹ năng đội ngũ doanh nhân VN

“Cần khuyến khích mô hình tự đào tạo trong các hiệp hội DN, kêu gọi các doanh nhân thành đạt tham gia chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng trong các khóa đào tạo cho doanh nhân”.

Để có thể nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ doanh nhân VN đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, Nhà nước cần khẩn trương xây dựng Chiến lược và các kế hoạch hành động mang tính toàn quốc để đào tạo đội ngũ doanh nhân. Trước mắt, trong năm 2010, Chính phủ nên ban hành Chiến lược phát triển doanh nhân giai đoạn 2011 - 2020, trong đó, nội dung nòng cốt là Chiến lược đào tạo doanh nhân.

Một là, đưa phương thức hỗ trợ gián tiếp thông qua việc tạo cơ chế, chính sách để khuyến khích sự phát triển thị trường dịch vụ đào tạo thành phương thức hỗ trợ chủ đạo. Trong đó, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ đào tạo cho doanh nhân được đưa lên nhiệm vụ hàng đầu. Trong đó, cần đưa những ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, hỗ trợ mặt bằng, bảo lãnh tín dụng đối với các đơn vị đào tạo ở mức đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Hai là, song song với hoạt động khảo sát nhu cầu đào tạo trong từng giai đoạn của đội ngũ doanh nhân để phản ánh và dự báo cầu của thị trường dịch vụ đào tạo, Nhà nước cũng cần có những giải pháp phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên đáp ứng được yêu cầu. Một phương thức tham khảo là tổ chức tuyển từ 50 đến 100 giảng viên không nhất thiết phải có yêu cầu cao về học hàm, học vị nhưng thực sự là chuyên gia trong những lĩnh vực kiến thức hữu ích cho DN để thực hiện các chương trình đào tạo trọng điểm của Nhà nước. Mức thù lao trả cho các đối tượng này phải thực sự ưu đãi và không thấp hơn với giá cả thị trường. Bên cạnh đó, cần khuyến khích mô hình tự đào tạo trong các hiệp hội DN, kêu gọi các doanh nhân thành đạt tham gia chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng trong các khóa đào tạo cho doanh nhân.

Ba là, cần có định mức về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho cho hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa (đối tượng đang chiếm hơn 96% trong tổng số DN cả nước), có thể ngang bằng với tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường (1% trong ngân sách nhà nước). Trên cơ sở đó, xác định tỷ lệ ngân sách hàng năm cho việc hỗ trợ đào tạo phát triển doanh nhân.

BBT trân trọng kính mời bạn đọc tham gia viết bài vào chuyên mục này. Bài viết tham gia chuyên mục xin gửi về địa chỉ: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội. Email:toasoan@dddn.com.vn.

Bốn là, đối với các chương trình đào tạo doanh nhân của Nhà nước, cần thực hiện một cách thống nhất, tập trung, tránh tình trạng có nhiều Chương trình, Đề án theo các lĩnh vực quản lý nhà nước riêng do từng bộ, ngành triển khai độc lập.

Năm là, cần xây dựng và triển khai một Chương trình đào tạo riêng đối với đội ngũ doanh nhân đang là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò lớn trong nền kinh tế đó là các chủ hộ kinh doanh – những DN nhỏ và siêu nhỏ của nền kinh tế. Thời gian qua, chúng ta gần như bỏ quên đội ngũ doanh nhân này trong các Chương trình đào tạo cấp trung ương và địa phương. Trong khi đó, khả năng tiếp cận dịch vụ đào tạo của chủ hộ kinh doanh thường khó khăn vì chi phí đào tạo và thiếu thông tin.

(Theo Lê Quang Mạnh Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ KHĐT // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Chuyện học của doanh nhân
  • BHP và Rio Tinto sáp nhập khiến các nước quan ngại
  • ADC sản xuất gạo sạch tiêu chuẩn Globalgap
  • Indochina Airlines xin phép bay trở lại
  • Đức từ chối viện trợ, GM tiếp tục “gom tiền” cho Opel
  • Nhà mạng ép nhà cung cấp dịch vụ nội dung?
  • Doanh nghiệp taxi TP.HCM “bể” kế hoạch
  • Chuyện làm ISO ở doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao