Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội vay vốn từ BIO

Lắp ráp máy nước nóng năng lượng mặt trời tại một donah nghiệp ở TPHCM. Dự án góp phần bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí bắt buộc neeys muốn vay vốn từ BIO. Ảnh: Minh Khuê.

Ông Nguyễn Công Đăng, Giám đốc tài chính của Công ty Grand Place - một công ty sản xuất chocolate tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư của Bỉ, cho biết công ty đã loay hoay trong nhiều năm tìm nguồn vốn vay ổn định để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thật may mắn, năm 2006 công ty đã tiếp cận được vốn vay dài hạn từ BIO (Belgian Investment Company for Developing Countries), một công ty đầu tư tư nhân của Bỉ dành cho các nước đang phát triển.

Nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ông Đăng kể: năm 2001, Grand Place đã xây dựng một nhà máy sản xuất chocolate tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thuộc tỉnh Bình Dương với công suất 600 tấn/năm. Trong quá trình phát triển đến năm 2009, Grand Place đã xây dựng nhà máy mới, đưa công suất của công ty lên 3.000 tấn/năm. Sản phẩm của Grand Place là chocolate dùng cho sản xuất bánh kẹo, sản xuất kem tại các tiệm bánh, nhà hàng, khách sạn... Loại hình kinh doanh đặc thù của Grand Place là “business to business” nên hầu hết người tiêu dùng không biết đến nhãn hiệu này mà chỉ thưởng thức chocolate qua sản phẩm của các công ty khác. Hiện nay, các sản phẩm chocolate của Grand Place chủ yếu được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước châu Á và Bắc Mỹ.

“Để có được thành công ngày hôm nay công ty cũng đã trải qua không ít khó khăn”, ông Đăng chia sẻ. Vào năm 2006, Grand Place nhận thấy tiềm năng của thị trường rất lớn nhưng công suất của công ty có hạn. Grand Place đã xây dựng kế hoạch mở rộng nhà máy, tăng quy mô để đáp ứng thị trường nhằm tìm nguồn vốn đầu tư. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ như Grand Place rất khó tiếp cận được nguồn vốn dài hạn của ngân hàng. Có một số ngân hàng cam kết hỗ trợ một phần trong kế hoạch đầu tư nhưng lại phải thế chấp tài sản. Còn với một quỹ đầu tư thì dự án của Grand Place là quá nhỏ nên cũng không được chấp nhận. “Thật may mắn chúng tôi đã gặp được BIO, một tổ chức thuộc Vương quốc Bỉ”, ông Đăng cho biết. BIO đã lắng nghe kế hoạch kinh doanh của Grand Place và đã quyết định cấp một khoản vay trị giá 650.000 euro (lãi suất 8% trong vòng tám năm) để tài trợ cho dự án phát triển kinh doanh của công ty.

Ông Đăng thẳng thắn chia sẻ: “Thú thực, lãi suất vay từ BIO không hề thấp hơn lãi suất của các ngân hàng Việt Nam, nhưng những khoản vay từ BIO có lãi suất cố định trong suốt thời gian cho vay nên các doanh nghiệp sẽ dễ dàng và chủ động hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình”.

Đến nay, Grand Place đã có vốn để mua đất, xây nhà máy mới, mua máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới như sản phẩm chocolate có nguồn gốc 100% của Việt Nam.

Ông Đăng chia sẻ, BIO không đặt nặng vấn đề thế chấp tài sản nhưng để tiếp cận được nguồn vốn này, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và dài hạn; trao đổi thẳng thắn, cởi mở về nhu cầu vốn và phát triển với BIO. Ngoài ra tất cả các số liệu cung cấp phải rõ ràng, chính xác.

Công ty Grand Place chỉ là một ví dụ trong số nhiều công ty, tổ chức đã được BIO hỗ trợ vốn như Sacombank, Dragon Capital, Mekong Capital...

BIO là gì?

Phát biểu trong hội thảo “Đầu tư của Bỉ tại Việt Nam: Cơ hội tài chính cho các công ty và các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam”, bà Nathalie Brisbois - đại diện của BIO - cho biết BIO là một công ty tư nhân của Bỉ chuyên về hoạt động hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) tại các nước đang phát triển thông qua hình thức cấp vốn vay dài hạn. Mục tiêu của BIO là cân bằng giữa lợi nhuận, đầu tư và tác động với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước sở tại.

Theo đó, tất cả những dự án được vay vốn dài hạn phải chứng minh được tính khả thi và phải có tác động dài hạn đối với sự phát triển của đất nước như tạo việc làm, bảo vệ môi trường... Bà Nathalie Brisbois cho biết những khoản tín dụng do BIO cung cấp không cần tài sản thế chấp. “BIO sẽ dựa trên báo cáo tài chính năm năm trước và tính khả thi trong chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Lãi suất của các khoản vay này sẽ không thấp hơn lãi suất của các ngân hàng Việt Nam hiện nay”.

Các doanh nghiệp có thể vay trong khoảng từ 300.000 đến vài triệu euro trong thời gian 10 năm, tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh của từng dự án. BIO chủ yếu đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin truyền thông và công nghệ sạch... “Tuy nhiên, với một số lĩnh vực có tiềm năng khác BIO vẫn sẽ cấp vốn vay dài hạn”, bà Brisbois cho biết thêm.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nói: “Khảo sát của chúng tôi cho thấy, chỉ một phần ba doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng, còn lại là khó hoặc không có khả năng tiếp cận”. Như vậy, nhu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là vốn dài hạn. Vì thế VCCI sẽ phối hợp với Đại sứ quán Bỉ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với nguồn vốn này. Ông Hubert Cooreman, Đại sứ Bỉ tại Việt Nam, cho biết thêm hiện nay Bỉ đã trở thành đối tác lớn thứ tư trong khối EU về quan hệ thương mại song phương với Việt Nam. Ông Cooreman cho rằng: “BIO sẽ là chất xúc tác về hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước trong thời gian tới”.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Mạng 3G phát triển bùng nổ tại Tp.HCM
  • Doanh nghiệp thứ 6 được cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Ford Việt Nam có thể bị truy thu thuế nhiều tỷ đồng (Bài 1)
  • Doanh nghiệp kinh doanh nội địa có giá
  • Lãi suất đè doanh nghiệp xuất khẩu
  • PVN sẽ đưa 5 mỏ dầu khí vào khai thác cuối năm nay
  • MobiFone tiên phong thúc đẩy thuê bao 3G
  • Công ty gia đình thời kinh tế khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao