Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty không trụ sở bùng nổ tại Mỹ

Anh Stephen Labuda, 35 tuổi, đang có kế hoạch thuê nhân viên thứ 50 cho công ty thiết kế Web của mình tại nhà riêng ở Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Businessweek.
Một nghiên cứu cho thấy công ty tại gia chiếm hơn một nửa số doanh nghiệp Mỹ và thuê nhiều nhân công hơn cả các doanh nghiệp thông thường.
 
Ở Mỹ, kinh doanh tại gia thường bị coi là nghiệp dư, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy đó là một quan niệm sai lầm. Người ta ước tính hơn một nửa tổng thu nhập của 6,6 triệu chủ doanh nghiệp tại gia là từ hoạt động này. Tổng cộng, họ thuê một phần mười tổng số công nhân làm việc tự do, và do vậy, họ cũng có khả năng cạnh tranh như các đối thủ khác trong môi trường thương mại.

Anh Stephen Labuda, 35 tuổi, là giám đốc của Agency 3 – một công ty thiết kế web có trụ sở tại nhà riêng của anh ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Từng là cựu lập trình viên của Deustch Bank, anh Labuda lập công ty vào năm 2003. Ban đầu anh chỉ coi nó như nghề tay trái, nhưng rồi chuyển hẳn sang làm nghề này cách đây ba năm. Lợi nhuận của Agency 3 lên tới hàng triệu USD và anh đang tính thuê nhân viên thứ 50 ở một địa điểm xa hơn, như phần lớn các nhân viên chính thức và nhân viên hợp đồng của anh bây giờ. Anh nói: “Tôi không hề có ý định thuê văn phòng”.

Các doanh nghiệp tại gia bắt đầu hình thành kể từ sự xuất hiện của phương thức làm việc từ xa vào thập niên 80 và sự bùng nổ Internet vào thập niên 90. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra được tầm quan trọng về mặt kinh tế của những công ty như Agency 3. Ông Steve King, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp tại gia hoạt động như những doanh nghiệp thực thụ”.

Để đưa ra bản báo cáo này, ông và vợ – bà Carolyn Ockels - đã xem xét số liệu về dân số Mỹ và nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp nhỏ (SBA), kết hợp với dữ liệu từ một cuộc khảo sát trên 1.500 công ty của SBSI (Small business success index).

Bản báo cáo cho thấy 43% số người kinh doanh tại gia có được một nửa thu nhập từ hoạt động này. Chỉ 35% trong số các doanh nghiệp tại gia đạt doanh thu trên 125.000 USD so với tỷ lệ 75% của các doanh nghiệp có văn phòng riêng. Nhưng họ chỉ nghiên cứu các công ty nhỏ và dựa trên các phương diện chính của việc kinh doanh, bao gồm cách tiếp cận vốn, lợi ích cho công nhân, marketing và sự đột phá. Ông King nhấn mạnh: trung bình các doanh nghiệp này chỉ thuê hai nhân viên, bao gồm cả chủ. Nhưng tổng cộng lại, họ thuê tới 13 triệu nhân viên - nhiều hơn cả doanh nghiệp thông thường (12,1 triệu người – theo số liệu của Hiệp hội kinh doanh đầu tư quốc gia năm 2008).

Ở một vài doanh nghiệp, việc điều hành phần lớn diễn ra tại nhà riêng của giám đốc. Một số khác thì dùng nơi ở của họ làm trụ sở nhưng làm việc chủ yếu ở nhà của khách hàng hoặc văn phòng. Sự đa dạng của loại hình này còn tùy vào từng ngành, nhưng phần đông là kinh doanh và dịch vụ chuyên sâu, xây dựng, bán lẻ và dịch vụ cá nhân.

Có một vài xu hướng làm cho các doanh nghiệp tại gia ngày càng trở nên hiện đại hơn. Thứ nhất, sự phát triển công nghệ cho phép người chủ điều hành doanh nghiệp ở mọi nơi. Nhưng quan trọng hơn cả là sự thay đổi về nhận thức trong giới doanh nhân khi họ công nhận tính hợp pháp của doanh nghiệp tại gia.

Anh Labuda đã chứng kiến sự thay đổi này ở doanh nghiệp mình: “Khi mới bắt đầu, tôi cảm thấy như mình buộc phải có một văn phòng để trông giống một doanh nghiệp thực sự và để tiếp đón khách hàng”.

Nhưng đó không còn là vấn đề nữa, giờ đây Labuda gặp gỡ khách hàng chủ yếu ở các quán cafe. Anh cũng có thể thuê tạm một văn phòng theo giờ nếu cần thiết. Anh Labuda chưa bao giờ cảm thấy làm việc tại nhà làm giảm uy tín của công ty. Thay vào đó, nó là một lợi thế. Anh nói: “Giá thành của chúng tôi không bao gồm chi phí cơ sở hạ tầng và chi phí cố định như các đối thủ khác”.

Thực ra, lợi ích kinh tế hiển nhiên nhất ở các công ty tại gia đó chính là chi phí hoạt động thấp. Một cuộc điều tra năm 2006 của SBA đã so sánh khoản hồi thuế của các hộ kinh doanh cá thể sau khi trừ chi phí làm việc tại nhà với các chủ kinh doanh trừ chi phí thuê văn phòng. Kết quả chỉ ra rằng trung bình các doanh nghiệp tại gia có doanh thu và lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ hoàn thuế của họ là 36%, cao hơn so với các doanh nghiệp thông thường là 21%.

Ông King dự đoán rằng, khi các công ty lớn cố gắng giảm chi phí cố định bằng việc thuê nguồn lực bên ngoài thì các công ty tại gia nhỏ sẽ càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế. “Trong vòng 20 đến 30 năm tới, có thể tỉ lệ người làm việc tự do hay kinh doanh tại gia sẽ tăng gấp đôi”.

(Theo Hà Thu - VnExpress - Businessweek)

  • DHL Express giới thiệu dịch vụ Express Easy
  • Sẽ nhân rộng mô hình thành công của Vietnam Waste Solution
  • HAGL: Chọn Lào để đầu tư
  • Lilama 69-1: Khẳng định vị thế tổng thầu
  • Băn khoăn với mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn xi măng
  • DINCO khởi công phần tháp dự án The Summit
  • VNPT: Cung cấp dịch vụ Bảo hiểm cho vệ tinh Vinasat 1
  • Khánh thành tòa nhà thông minh CMC
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao