Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

C.P có chịu sẻ phần cho người nuôi?

 
Người nuôi gia công cho C.P đề nghị Cty này chia sẻ lợi ích. Ảnh: Anh Dũng.

Hơn 230 chủ trang trại chăn nuôi gia công lớn ở miền Bắc đã tập hợp đơn đồng khiếu nại Cty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam không chịu san sẻ lợi nhuận với người nuôi khi giá thực phẩm đang tăng cao.

Người nuôi làm không công?

Anh Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Cổ Đông, Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, hiện anh đang nuôi 1.600 lợn thịt gia công cho C.P, còn toàn hợp tác xã khoảng 50 nghìn con. Trong hợp đồng, C.P tính công cho người nuôi theo thang điểm, như công chăn nuôi là 500 đồng/kg, tiền điện 300 - 400 đồng/kg, chuồng trại 400 đồng/kg, rồi tiền môi trường, trang thiết bị làm mát..., tổng cộng Cty C.P trả cho người nuôi gia công là 2.350 đồng/kg tăng trọng.

Tuy nhiên, theo anh Chiến, ít người nuôi gia công đạt được mức trên. Hơn nữa, chi phí đầu vào mà người nuôi gia công phải bỏ ra như tiền điện, xăng dầu, nhân công, sửa chữa chuồng trại, xử lý môi trường… đang tăng cao, khiến người nuôi lãi thấp, thậm chí gần như nuôi không công cho C.P.

“Trước đây, tôi ký hợp đồng với C.P khi giá lợn hơi chỉ 14.000 đồng/kg, họ trả công là 1.350 đồng/kg tăng trọng. Cách đây 2 năm, khi giá lợn hơi lên khoảng 35.000 đồng/kg, qua nhiều lần điều chỉnh, họ mới lên 2.350 đồng/kg. Gần đây, giá lợn hơi tăng lên mức gần 70.000 đồng/kg, chúng tôi đề nghị tăng thêm 1.000 đồng/kg nữa, nhưng họ chỉ đồng ý tăng cho 100 đồng/kg thôi. Đây là điều rất bất hợp lý”- anh Chiến nói.

Còn chủ trang trại Nguyễn Anh Dũng, thôn Cốc Thôn, xã Cam Thượng, Ba Vì (Hà Nội) hiện đang nuôi gia công 1.000 lợn thịt cho C.P, cũng đang thấp thỏm với khoản nợ ngân hàng 500 triệu đồng lãi suất cao vì đầu tư làm trang trại.

Cũng nuôi gia công cho C.P 600 lợn nái, anh Nguyễn Văn Lộc, xã Thanh Mỹ (Sơn Tây, Hà Nội) cho hay, chi phí nuôi nhân công, đầu tư sửa chữa chuồng trại, xử lý môi trường… khiến anh này đứng ngồi không yên.

Theo anh Lộc, hiện C.P đang trả khoảng 166-172 nghìn đồng/con lợn con khi xuất chuồng. Thấy giá lợn giống lên cao, từ đầu tháng 6-2011, C.P tăng thêm 10 nghìn đồng/lợn con. Trước đó anh đề nghị tăng thêm 35 nghìn đồng/con.

Với mức chi trả trên, anh Lộc cho biết, nếu không vướng hợp đồng nuôi cho C.P, với hệ thống cơ sở chuồng trại của mình, chỉ cần tự nuôi 200 con nái, hoặc lấy tiền đầu tư gửi ngân hàng, còn lãi cao hơn nhiều, mà không phải quá đau đầu.

Cần hài hòa lợi ích

Vùa qua, hơn 230 chủ trang trại ở 18 tỉnh, thành miền Bắc đã tập hợp, gửi đề nghị, đối thoại với lãnh đạo C.P. Theo các chủ trang trại, họ đã gửi đơn đề nghị lên Cty 3 lần, đề nghị tăng hỗ trợ thêm tiền gia công cho người nuôi, nhưng không được C.P chấp thuận.

“Phá hợp đồng thì rất khó, vì với hệ thống chuồng trại lớn như vậy, không nuôi cho C.P thì nuôi con gì mà lấp vào được, trong khi để bắt đầu nuôi, với lãi suất ngân hàng thì không chịu nổi. Vì vậy, chúng tôi phải tìm cách để đấu tranh, đòi lại quyền lợi. Để đảm bảo đúng pháp luật, chúng tôi đang nhờ một Cty luật, và T.Ư Hội Nông dân Việt Nam giúp đỡ để đàm phán, đối thoại với C.P để đạt thỏa thuận”- anh Trần Văn Chiến cho biết.

Về phía C.P, ông Phan Bá Minh, phụ trách đối ngoại của C.P miền Bắc cho biết, về giá nuôi gia công, người nuôi đã phản ứng nhiều lần. Tuy nhiên, khi tính trượt giá, về điện nước, xăng, nhân công… C.P đã tính đến.

“Dân thắc mắc vì trong thời điểm vừa rồi, giá thực phẩm tăng nhiều, nhưng sao người nuôi gia công không được hưởng? Cái này, hiện Cty đang xem xét chủ trương, lúc lợi nhuận tăng, làm sao có chính sách khuyến khích cho người dân chăn nuôi” - Ông Minh nói.

Cảnh báo “rút ruột” thức ăn chăn nuôi

Ngày 4-8, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, kết quả phân tích các mẫu kiểm tra tại 12 cơ sở, ở 4 tỉnh là Hải Phòng, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thái Nguyên (tháng 5 và 6), với số mẫu kiểm tra là 43 loại thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc, trong đó đã có kết quả 35 mẫu, hiện còn 8 mẫu đang chờ kết quả phân tích.

Theo kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng protein thô, phốt pho thấp hơn so với công bố, còn tỷ lệ cát sạn và asen cao hơn.
 
Hiện C.P chiếm 5% thị phần thịt lợn của cả nước, thịt gà công nghiệp lông trắng chiếm 30%, còn thức ăn chăn nuôi chiếm 17%.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục phó Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, hợp đồng giữa người nuôi gia công và C.P là thỏa thuận giữa hai bên. Muốn điều chỉnh, hai bên tự thương thảo. Theo ông Sơn nếu phản ánh của người nuôi gia công là đúng, thì các Cty thuê nuôi gia công cần phải xem xét điều chỉnh cho hợp lý.

  • Kho chứa hóa chất lớn nhất Việt Nam sắp được đưa vào sử dụng
  • Chế độ ưu tiên: Thêm “cửa” cho doanh nghiệp nhỏ
  • Mỗi năm mỏ khí Thiên Ưng sẽ cho 220 triệu m3 khí thiên nhiên
  • Siêu thị điện máy xếp hàng chờ phá sản
  • Ra mắt trung tâm giám sát hiện đại nhất Việt Nam
  • Lãnh đạo 4 tỷ đồng/năm; nhân viên 200 ngàn/tháng
  • Đại gia viễn thông di động Nhật đầu tư vào Việt Nam
  • Cần nhìn lại mô hình hiệp hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao