Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPH các doanh nghiệp thuộc Vinalines: “Mắc” ở khâu định giá doanh nghiệp

Việc xác định giá trị doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ sở hữu cổ phần của người lao động thấp, nhiều hiện tượng bỏ giá đấu thầu mua cổ phiếu một cách tiêu cực chính là những vướng mắc lớn mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) gặp phải trong tiến trình cổ phần hoá.

Đây cũng là những vướng mắc chung của rất nhiều doanh nghiệp mà nếu không nhanh chóng khắc phục thì thiệt thòi đầu tiên sẽ thuộc về phía người lao động.

Thống kê cho thấy, ngoại trừ CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển (Gemadept) đã cổ phần hoá từ năm 1993, trước khi Vinalines thành lập, thì đến nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã hoàn thành cổ phần hoá 29 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, thành lập thêm 2 công ty cổ phần, sáp nhật 3 công ty cổ phần hoá để hình thành một doanh nghiệp có quy mô, thị trường lớn hơn (CTCP Viconship Việt Nam).

Từ nay đến cuối năm, Công ty Thương mại và dịch vụ cảng Sài Gòn công ty nhà nước duy nhất còn lại trong Vinalines cũng sẽ hoàn tất cổ phần hoá. Như vậy, có thể nói, Vinalines là một trong số rất ít các Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành công tác cổ phần hoá theo đúng kế hoạch.

Ông Mai Văn Phúc - Tổng Giám đốc Vinalines cho biết, cái được lớn nhất của công tác CPH ở Vinalines chính là đã đa dạng hoá được sở hữu doanh nghiệp, thu hút thêm nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, góp vốn, đặc biệt là người lao động trong doanh nghiệp và những nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng về tài chính, thị trường, công nghệ. Cổ phần hoá cũng mang lại cho Vinalines cơ hội đa dạng hoá nguồn vốn huy động phục vụ tốt hơn việc đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, khi cổ phần hoá, phần vốn nhà nước đã được định giá lại khách quan hơn.

Chỉ tính riêng 9 doanh nghiệp của TCT đã cổ phần hoá trong giai đoạn 2005 - 2007, giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tăng thêm 1.186 tỷ đồng so với giá trị sổ sách. Cụ thể hơn, việc cổ phần hoá 9 doanh nghiệp này đã mang về cho TCT số tiền 2.063 tỷ đồng từ việc bán đấu giá hơn 88 triệu cổ phần vốn nhà nước (mệnh giá 10.000 đồng). Hiệu quả rõ ràng nhất từ việc cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Vinalines là kết quả SXKD của các doanh nghiệp tăng rõ rệt. Tại thời điểm 31/12/2007, 26 công ty đã cổ phần hoá có doanh thu đạt 5.162 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 413,5 tỷ đồng, tăng 30% doanh thu và 54,8% lợi nhuận so với thực hiện năm 2006, thu nhập bình quân của người lao động đạt 3,6 triệu đ/người/tháng.

Hiệu quả của việc cổ phần hoá là không thể phủ nhận. Song như trên đã nói, công tác này ở Vinalines nói riêng và ở hầu hết các doanh nghiệp nói chung đều đang gặp rất nhiều vướng mắc, mà đáng kể nhất là việc xác định giá trị doanh nghiệp. Bất cập lớn nhất trong việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Vinalines chính là việc định giá thương hiệu và xác định lợi thế kinh doanh. Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì thương hiệu hay lợi thế kinh doanh được định lượng hoá bằng chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế và lãi trái phiếu Chính phủ.

Cách tính này chưa tính tới giá trị vô hình của thương hiệu doanh nghiệp được hình thành qua nhiều giai đoạn phát triển. Một số doanh nghiệp đã dựa vào đây mà thực hiện khấu hao nhanh, giảm lợi nhuận do đấy lợi thế kinh doanh (thương hiệu) bằng không. Bên cạnh đó, việc định giá doanh nghiệp cũng gặp lúng túng trong một số trường hợp định giá lại tài sản cố định. Đặc biệt, những tài sản đặc thù như tàu biển, chưa có phương pháp định giá rõ ràng, cụ thể làm kéo dài thời gian xác định giá trị doanh nghiệp.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của người lao động trong doanh nghiệp đang rất thấp cũng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm hiện nay. Nguyên nhân chính, theo nhiều chuyên gia, là do hiện đang xuất hiện hiện tượng nhiều nhà đầu tư bên ngoài bỏ giá rất cao trong lần đấu giá ra công chúng khiến giá trúng giá mua cổ phần bình quân bị đẩy lên, người lao động buộc phải bán “non” do không đủ tiền nộp mua cổ phần ưu đãi. Được biết, hiện tại, cơ cấu sở hữu bình quân tại các doanh nghiệp cổ phần hoá trong TCT là nhà nước chiếm 48,5% vốn điều lệ, người lao động 6,8% và nhà đầu tư bên ngoài chiếm 44,7%.

Nên chăng, để tạo điều kiện hơn cho người lao động mua cổ phần ưu đãi, qua đó tăng sự gắn kết lâu dài giữa người lao động và doanh nghiệp, Bộ Tài chính cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ người lao động về giá mua cổ phần, đồng thời mở rộng số lượng cổ phần ưu đãi dành cho người lao động trong doanh nghiệp CPH.

(Theo GTVT)

  • Doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh tế
  • Hơn 40% doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất
  • Thêm một cảng biển đi vào hoạt động
  • Thương mại điện tử: Chưa đủ niềm tin
  • Cuộc đua Sông Đà - Vinaconex
  • Doanh nghiệp không còn tiền mua tôm
  • Great Eastern Life gia nhập thị trường bảo hiểm nhân thọ VN
  • Go Green - Hành trình xanh thắp sáng ước mơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao