Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc đua Sông Đà - Vinaconex

Sự góp mặt của TCT Vinaconex trên sàn chứng khoán hứa hẹn tạo nên một “dòng họ Vinaconex” đối trọng với dòng họ “Sông Đà” từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư.

Ngày 5/9/2008, gần 150 triệu cổ phiếu của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng (Vinaconex) đã chính thức được niêm yết trên HaSTC với mã chứng khoán VCG. Sự kiện này đã nâng tổng số mã cổ phiếu Vinaconex trên thị trường chứng khoán lên con số 10 với tổng giá trị thị trường tính theo giá đóng cửa ngày 12/9 là hơn 6.135 tỷ đồng.

Trước công ty mẹ - Tổng công ty Vinaconex, trên HaSTC đã có 9 cổ phiếu Vinaconex lên niêm yết. Trong đó có 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và 2 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là VCS (CTCP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex) và XMC (CTCP Bê tông Vinaconex Xuân Mai). Những doanh nghiệp này đều là những doanh nghiệp lớn và hoạt động hiệu quả nhất trong toàn tổng công ty Vinaconex.


Với số doanh nghiệp niêm yết lên tới con số 35 thì nhóm cổ phiếu Sông Đà hiện là “dòng họ” bề thế nhất trên sàn chứng khoán. Cũng như Vinaconex, xây dựng là ĩnh vực hoạt động chính của các cổ phiếu Sông Đà. Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp Vinaconex có thế mạnh về xây dựng các công trình dân dụng (chung cư, văn phòng…) thì nhóm Sông Đà lại chuyên về xây dựng các công trình công nghiệp (thủy điện, hầm mỏ…). Các doanh nghiệp tiêu biểu như SD5, SD7, SD9, SDT...Bên cạnh đó, các cổ phiếu Sông Đà trên sàn còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như Thủy điện (SJD, RHC…), bất động sản (SJS), Thép (VIS), xi măng (SCC, SDY)…

Cả Vinaconex và Sông Đà đều là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, trong khi dòng họ Sông Đà đã được biết đến từ lâu thì tới nay, dòng họ Vinaconex chưa thực sự tạo được tiếng vang. Điều này cũng xuất phát từ nhiều lý do:
Thứ nhất, đa phần các cổ phiếu Vinaconex mới chỉ niêm yết trong khoảng thời gian từ cuối năm 2007 tới nay – thời kỳ mà thị trường trong xu thế đi xuống. Trong khi các cổ phiếu Sông Đà đã ồ ạt lên sàn từ cuối năm 2006 và đã thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư qua nhiều đợt “dậy sóng”.

Thứ hai, trước khi VCG lên niêm yết thì dòng họ Vinaconex chưa có được những cổ phiếu đóng vai trò dẫn dắt hoặc có những kết quả kinh doanh đột biến tạo sức bật cho cả nhóm. Trong khi đó, nhóm Sông Đà có nhiều cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt như SJS, SD7, S99…


Về lâu dài cuộc đua giữa hai nhóm cổ phiếu này hứa hẹn sẽ có nhiều hấp dẫn. VCG sẽ đóng vai trò dẫn dắt các cổ phiếu Vinaconex khác trong khi nhóm Sông Đà khó có cổ phiếu nào có thể thể hiện được vai trò này. Hiện tại thì dòng họ Vinaconex vẫn có phần lép vế so với nhóm Sông Đà về một số mặt như số doanh nghiệp niêm yết, khối lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị thị trường, mức độ quan tâm của nhà đầy tư….

(Theo CafeF)

  • Doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh tế
  • Hơn 40% doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất
  • Thêm một cảng biển đi vào hoạt động
  • Thương mại điện tử: Chưa đủ niềm tin
  • CPH các doanh nghiệp thuộc Vinalines: “Mắc” ở khâu định giá doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp không còn tiền mua tôm
  • Great Eastern Life gia nhập thị trường bảo hiểm nhân thọ VN
  • Go Green - Hành trình xanh thắp sáng ước mơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao