Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư nông nghiệp: Khó tiếp cận ưu đãi

Cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém đang là lực cản quan trọng của phát triển nông nghiệp. Ảnh: Sơn Nghĩa.

LTS: Kỳ này, chuyên mục Phao cứu sinh cho doanh nghiệp phản ánh những khó khăn của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đến các nhà làm chính sách.

Dù Chính phủ đã ban hành các chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không nhận được sự ưu đãi này.

“Mệt mỏi”... vẫn không được hưởng ưu đãi

Giám đốc một nhà máy sản xuất tre lá ở một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cho biết ông đã quá “mệt mỏi” với hành trình gõ cửa các cơ quan nhà nước để được hưởng những ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp. Theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4-6-2010, dự án đào tạo nghề cho công nhân của công ty sẽ được hỗ trợ từ 50-100% kinh phí. Công ty đã làm đủ mọi thứ giấy tờ mà sở tài chính địa phương yêu cầu, từ công văn đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực; giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn, cho đến phương án đào tạo nghề..., nhưng công ty đã chờ gần một năm nay vẫn không nhận được sự hỗ trợ nào.

Tương tự, những cam kết của Nhà nước về đầu tư hạ tầng để khuyến khích các trang trại tăng cường đầu tư hiện vẫn nằm trên giấy. Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty TNHH Hữu Tín, cho biết những dự án trồng cây dược liệu của công ty ở Khánh Hòa vẫn bị vướng trong việc cung cấp điện, nước. Chưa kể con đường dẫn vào các dự án cũng đang làm nản lòng nhà đầu tư.

Theo ông, dù Nhà nước không đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp cũng có thể đầu tư theo chủ trương liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người sản xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, các doanh nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí nâng cấp, tu sửa cơ sở hạ tầng sản xuất bị hư hỏng, xuống cấp, gây cản trở cho phát triển vùng nguyên liệu. Mức hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng kinh phí của các công trình đối với vùng sản xuất ngành hàng nông sản đặc biệt ưu tiên và 20% đối với ngành hàng nông sản ưu tiên. Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo ông Minh, chủ trương đã có nhưng khổ nỗi là còn ở dạng “dự thảo trình Chính phủ”.

Bên cạnh đó, dù đã nhiều lần giải trình dự án trồng cây dược liệu với các ngân hàng, nhưng nhiều chủ trang trại vẫn không được vay vốn. Có ngân hàng nêu lý do dự án không khả thi; có ngân hàng đồng ý cho vay nhưng với lãi suất cao, dù cây dược liệu nằm trong danh mục “lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư” theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP. “Hiện đầu tư vào nông nghiệp vẫn phải vay với lãi suất 20%/năm. Mức này quá cao, nhiều doanh nghiệp không vay nổi”, ông Minh nói.

Cũng thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ngành sản xuất thuốc chữa bệnh động vật, thủy sản, thuốc thú y được hỗ trợ nhiều hạng mục đầu tư, trong đó có kinh phí tư vấn thực hiện dự án. Với chi phí tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt chuẩn GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt), khoản mà doanh nghiệp phải trả cho công ty tư vấn có thể lên đến 300 triệu đồng/dự án.

Theo Nghị định 61, doanh nghiệp được hỗ trợ đến 50%. Đây là một khoản không nhỏ đối với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Công Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mebipha, trong quá trình xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP, công ty ông đã phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao và cũng không được hưởng ưu đãi gì theo Nghị định 61. “Hầu như doanh nghiệp không thể tiếp cận những ưu đãi này, do thủ tục quá nhiêu khê. Nhiều doanh nghiệp ngại mất thời gian và cả những chi phí thực hiện những thủ tục để được hưởng ưu đãi”, ông Tuấn nói.

Vì sao khó?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy, Hiệu phó trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, cho rằng việc doanh nghiệp khó tiếp cận ưu đãi theo Nghị định 61 là do nghị định này quy định nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp phải được trích từ ngân sách của địa phương (nơi doanh nghiệp có dự án đầu tư). Ông nói: “Nhiều tỉnh đang không có đủ ngân sách hoạt động, lấy tiền đâu ra để hỗ trợ cho doanh nghiệp”.

Trong quá trình hướng dẫn doanh nghiệp và nông dân tiếp cận những ưu đãi đầu tư, ông Bảy thừa nhận nhiều doanh nghiệp cảm thấy nản, vì hồ sơ bị đùn đẩy từ cơ quan này đến cơ quan khác. Thông thường, hồ sơ đề nghị được hưởng ưu đãi của doanh nghiệp được gửi đến sở kế hoạch đầu tư của tỉnh, nơi doanh nghiệp có dự án đầu tư. Sau đó, sở kế hoạch đầu tư sẽ gửi hồ sơ sang sở tài chính, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn để lấy ý kiến thẩm định dự án có khả thi hay không. Nếu được hai sở tài chính và nông nghiệp và phát triển nông thôn chấp thuận về tính khả thi của dự án, công đoạn tiếp theo, hồ sơ của doanh nghiệp được trả về lại cho sở kế hoạch đầu tư để sở này trình cho chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt chấp thuận được hưởng ưu đãi.

Một chuyên gia trong ngành nông nghiệp cho biết trong những chuyến công tác của ông về việc triển khai Nghị định 61 ở các tỉnh thành không thiếu những câu chuyện bi hài. Ví như có địa phương nói rằng họ sẽ kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ nông sản ở địa phương mình, sau đó chính quyền sẽ thu phí để trả nợ khoản hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng tình hình chung của doanh nghiệp hiện nay là “đói vốn”, không thể ứng tiền trước cho địa phương, các dự án do đó vẫn ở mãi giai đoạn... thăm dò.

Theo các chuyên gia, trong tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng khó khăn, muốn phát triển nông thôn cần phải có những giải pháp đột phá. Việc doanh nghiệp có thể tiếp cận những ưu đãi đầu tư nông nghiệp một cách dễ dàng chính là bước đệm cần thiết để đưa doanh nghiệp về nông thôn. Thế nhưng trên thực tế, doanh nghiệp vẫn cứ phải “loay hoay” xin được hỗ trợ, và như thế, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ có nguy cơ khó hoàn thành.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • TPHCM: Doanh nghiệp khó trăm bề
  • Tổng giám đốc Bibica trấn an cổ đông
  • Petro Vietnam quyết đạt 35% doanh thu từ dịch vụ
  • Tàu Hoa Sen nghìn tỷ vẫn nằm phơi bãi
  • Lý giải món nợ nghìn tỷ của Vinacafe Buôn Ma Thuột
  • Áp lực thoái vốn từ các Tập đoàn
  • Mobiphone sáp nhập Vinaphone: Ai được, ai mất?
  • Siêu thị theo chân nhau về tỉnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao