Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may Hòa Thọ sau cổ phần hóa

Năm 1996, Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ (Dệt may Hòa Thọ) đã tiến hành cổ phần hóa trong điều kiện SXKD gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đến nay, Dệt may Hòa Thọ là DN dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Dệt may Hòa Thọ đưa sản phẩm ra thị trường trong nước. TRONG ẢNH: Cửa hàng bán sản phẩm ở thành phố Đà Nẵng.

Năm 1997, năm đầu tiên CPH, Dệt may Hòa Thọ đạt ngay được mức tăng trưởng trong SXKD và tạo được cú hích cho chặng đường phát triển sau này. Chất lượng tăng trưởng được thể hiện ở quy mô, chất lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm cùng với hiệu quả từ hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, sợi, nhập khẩu nguyên liệu… Kinh nghiệm từ CPH ở Dệt may Hòa Thọ là chuyển đổi mô hình hoạt động một cách căn bản, bảo đảm cho sự phát triển bền vững với những hoạch định chiến lược phát triển dài hạn.

Qua những nỗ lực vượt khó, phấn đấu bền bỉ, Dệt may Hòa Thọ từ năm 1997 đến nay đã tạo ra nguồn vốn đầu tư phát triển với 450 tỷ đồng vào các hạng mục như cải thiện môi trường lao động, đầu tư dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới. Cùng với việc xây dựng hàng chục ngàn mét vuông nhà xưởng, Dệt may Hòa Thọ đã đầu tư nâng công suất dây chuyền kéo sợi từ 20.000 lên 52.000 cọc sợi; phát triển 96 chuyền may với trên 4.000 đơn vị máy may.
 
Qua đầu tư phát triển, Dệt may Hòa Thọ đưa năng lực sản xuất sợi từ 600 tấn sợi/năm lên con số kỷ lục với 7.100 tấn, tăng gấp 12 lần so với trước khi CPH. Công suất tăng, chất lượng sợi cũng bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Hàn Quốc cùng các nước thuộc khối ASEAN...

Tương tự, việc đầu tư mới công nghệ theo hướng hiện đại cũng mang lại hiệu quả cao cho lĩnh vực may mặc. Đến nay, Dệt may Hòa Thọ đã có đến 7 công ty con chuyên về may mặc ở nhiều địa phương khu vực miền Trung như Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Tam Kỳ (Quảng Nam), Đông Hà (Quảng Trị). Hệ thống kênh phân phối, bán lẻ và giới thiệu sản phẩm cũng được khôi phục, góp phần giải quyết việc làm cho 7.000 lao động.

Ngoài ra, Dệt may Hòa Thọ cũng góp vốn thành lập 4 công ty CP chuyên SXKD bao bì, bông, may mặc. Thông qua chuỗi liên kết 10 đơn vị trong khu vực, Dệt may Hòa Thọ đã tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi hội nhập kinh tế quốc tế. Mỗi năm, Dệt may Hòa Thọ đã tạo ra 9 triệu sản phẩm may mặc. DN đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000; thực hiện tiêu chuẩn SA 8000 về trách nhiệm xã hội đối với người lao động; hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và đặc biệt, DN đã được Tổ chức WRAP cấp chứng nhận bảo đảm tuân thủ sản xuất hàng may mặc toàn cầu.

 Tổng Giám đốc Trần Văn Phổ cho hay: “Dệt may Hòa Thọ đã tạo dựng được uy tín trên thương trường quốc tế. Hằng năm, DN xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 50% sản lượng. Số còn lại là thị trường EU, Nhật Bản và một số nước châu Á”.  Mỗi năm, Dệt may Hòa Thọ đạt doanh số bán hàng tăng từ 14% trở lên, có thời điểm tăng đến 52%. Doanh số bán hằng năm 1998 đạt 42,8 tỷ đồng thì đã tăng lên 930 tỷ đồng vào năm 2008. Hằng năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 70 triệu USD.

Nói về sự thành công của DN, ông Trần Văn Phổ cho rằng công tác quản trị DN thực sự có chuyển biến và đi đúng hướng. DN đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là trẻ hóa đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao thông qua cử đi đào tạo. Hiện Dệt may Hòa Thọ đã có 3 thạc sĩ kinh tế, 4 cán bộ nguồn được đào tạo chức vụ giám đốc điều hành, 14 cán bộ trẻ khác được đào tạo kiến thức quản trị doanh nghiệp... Người lao động cũng được ưu tiên bố trí đào tạo theo chuyên ngành liên quan.

Dệt may Hòa Thọ rất quan tâm chăm lo đời sống người lao động khi mà DN đã tổ chức ăn sáng, ăn ca tại nhà máy với 16 món ăn tự chọn miễn phí; mở siêu thị giá rẻ phục vụ công nhân và gia đình họ.

Sự phấn đấu không ngừng của Dệt may Hòa Thọ đã nhận được những phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng nhì, các giải thưởng Sao Vàng đất Việt, Top 10 Thương hiệu dệt may Việt Nam tiêu biểu. Mỗi năm, Dệt may Hòa Thọ giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động và đóng góp hơn 10 tỷ đồng vào ngân sách thành phố Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Cang, Giám đốc Ngân hàng CP Thương mại Hàng hải - Chi nhánh Đà Nẵng:

“Là một khách hàng truyền thống của Ngân hàng CP Thương mại Hàng hải - Chi nhánh Đà Nẵng, tôi nhận thấy Dệt may Hòa Thọ đã sử dụng vốn vay hiệu quả, đầu tư đúng hướng cho các hạng mục nâng cao năng lực SXKD. Dệt may Hòa Thọ luôn hoàn vốn đúng hạn, quay vòng vốn nhanh”.

(Theo TRIỆU TÙNG // Báo Đà Nẵng)

  • DN cùng hải quan cải cách hành chính
  • Ngành hóa chất có tập đoàn
  • Giám đốc điều hành GM: Chúng tôi đang trên con đường đạt lợi nhuận
  • VNPT định vay nước ngoài 300 triệu USD
  • Khánh thành tổng kho khí hóa lỏng lớn nhất phía Nam
  • Doanh nghiệp gỗ Bình Dương nhắm vào thị trường nội địa
  • Cuộc chiến quyết liệt Mercedes-Benz và McLaren
  • Kinh nghiệm thành công của những doanh nghiệp lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao