Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp chạy việt dã trước thời hạn tự in hoá đơn

Ngày 29/7/2011, Tổng cục thuế đã ký công văn số 2606/TCT-CS V/v tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị định số 51/2010/NĐ-CP về hoá đơn, gửi cho Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Luật đã thông

Theo công văn này, Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu cho các Cục thuế thực hiện đảm bảo đến hết ngày 31/10/2011, 100% số lượng doanh nghiệp nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn có hoá đơn đặt in hoặc ký được hợp đồng đặt in hoá đơn hoặc có phương án sử dụng hoá đơn tự in. Đồng nghĩa với việc này, là từ 01/01/2012 cơ quan Thuế không bán hóa đơn cho doanh nghiệp. Chậm nhất, đến ngày 31/10/2011, các doanh nghiệp phải đăng ký đặt in hoặc tự hóa đơn với cơ quan thuế, để đảm bảo, từ 01/01/2012, các doanh nghiệp có thể chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng và quản lý hóa đơn của đơn vị.

Doanh nghiệp chạy việt dã

Tính đến hết ngày 30/4/2011, trên địa bàn cả nước đã có 145.693 doanh nghiệp đã tự in, đặt in hoá đơn, tuy nhiên vẫn còn 188.421 doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đang thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Như vậy, vẫn sẽ còn gần 200 ngàn doanh nghiệp phải tìm phương án in hóa đơn. Và chỉ có 02 hình thức để lựa chọn.

Tự in hóa đơn

 
Phần mềm MISA hỗ trợ doanh nghiệp tự in hóa đơn.

Doanh nghiệp có thể tự sắm phần mềm để tự in hóa đơn. Tổng cục thuế đã thẩm địnhcác đơn vị cung cấp phần mềm (gồm phần mềm tự in hóa đơn và phần mềm kế toán có khả năng tự tạo và in hóa đơn) đáp ứng tốt nghị định 51 như: MISA SME.NET 2010, SmartKey, VietSun eInvoice... Theo ký kết hợp tác với Tổng cục Thuế, các phần mềm này được miễn phí cho doanh nghiệp trong vòng 6 tháng, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực tế nghị định 51.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng - TGĐ MISA, đơn vị tham gia vào chương trình hỗ trợ cùng cục Thuế, cho biết: “Việc tự in sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác quản lý hóa đơn, không phải phụ thuộc vào cơ quan thuế. Các doanh nghiệp phần mềm như MISA luôn có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của Nghị định 51. Chúng tôi đã tích hợp thêm tính năng tự tạo và in hóa đơn vào phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET 2010, giúp các DN sử dụng được cả 3 hình thức hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử...”

Với chi phí đầu vào không quá cao, phương án tự in hóa đơn từ phần mềm chuyên dụng vừa giúp giảm tải cho các nhà in đồng thời doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng hóa đơn.

Đặt in hóa đơn

 
Các hóa đơn mẫu đúng theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP

Khi không mua hóa đơn từ cơ quan Thuế, doanh nghiệp có thể đặt in hóa đơn từ các công ty in ấn theo mẫu hóa đơn tự chọn. Tuy nhiên với những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ ở những địa bàn khó khăn, số lượng hóa đơn sử dụng không quá lớn thì có thể sẽ là lãng phí khi đặt in hóa đơn. Mặt khác, tình trạng đặt in ồ ạt như giai đoạn đầu triển khai nghị định 51 sẽ có thể tiếp tục dẫn đến tình trạng quá tải cho các nhà in, đặc biệt vào thời điểm cuối năm vốn là “mùa vụ” của các công ty in ấn.

“Với phương án sử dụng hóa đơn đặt in, các phần mềm kế toán như MISA hiện nay đều hỗ trợdoanh nghiệp tiết kiệm thời gian, không phải viết tay, mà có thể đặt phôi hóa đơn và in trực tiếp thông tin từ phần mềm kế toán, đảm bảo độ chính xác và tính thẩm mỹ của hóa đơn” - Đại điện MISA cho biết. Công ty này cũng có các gói phần mềm miễn phí cho doanh nghiệp mới (MISA SME.NET Starter), doanh nghiệp siêu nhỏ MISA SME.NET Express và sắp tới,sẽ miễn phí phần mềm in đơn MISA Innvoice Publisher cho doanh nghiệp.Đây cũng là một điểm thuận tiện cho các doanh nghiệp.

Chỉ còn chưa đầy 2 tháng để các doanh nghiệp lựa chọn và quyết định phương án sử dụng hóa đơn để đăng ký với cơ quan Thuế. Thời gian không còn nhiều, với một lượng lớn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đặc biệt ở các địa bàn khó khăn thì thực sự sẽ là một cuộc chạy việt dã nếu không sớm lựa chọn được phương án phù hợp với đơn vị mình.

Theo Dân trí

  • Tập đoàn, tổng công ty: Chuyện lỗ, nợ xấu và chiếm dụng vốn
  • Chính phủ từ chối “ngoại lệ” cho EVN
  • Tiếp tục tranh cãi quanh dự án Rusalka
  • Cô gái Hà Lan với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Trách nhiệm xã hội không chỉ là làm từ thiện
  • PVN chuẩn bị nhập khẩu khí nén chạy xe buýt
  • Tập đoàn, tổng công ty: Chuyện lỗ, nợ xấu và chiếm dụng vốn
  • Bao bọc nhau thời khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao