Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp chưa đồng tình phí bảo trì đường bộ

Các chuyên gia cho rằng cần làm rõ và sửa đổi những điều bất hợp lý trước khi thực hiện quỹ bảo trì đường bộ - Ảnh: Anh Quân

Nhiều doanh nghiệp vận tải tại TPHCM cho rằng vẫn còn nhiều bất hợp lý trong nghị định về quỹ bảo trì đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải xây dựng và nên sửa đổi những bất hợp lý này trước khi đưa vào thực hiện.

Đây là ‎ kiến của doanh nghiệp vận tải và các chuyên gia tại hội thảo “Phí giao thông đường bộ - thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp” được tổ chức tại TPHCM ngày 9-5. Hội thảo do Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM và Hiệp hội Giao nhận và kho vận Việt Nam (VIFFAS) tổ chức.

Tiếp tục làm rõ những điều bất hợp lý

Mặc dù Chính phủ đã lùi thời hạn thu quỹ bảo trì đường bộ đến 1-1-2013 (thay vì thực hiện từ 1-6-2012) nhưng tại hội thảo các đại biểu Quốc hội của TPHCM cho rằng từ nay đến thời điểm thu, các bộ ngành liên quan cần phải làm rõ và minh bạch những điều mà doanh nghiệp kiến nghị để tạo sự đồng thuận của người dân.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng phí đường bộ phải giải quyết được 5 vấn đề là hợp lý, hợp pháp, minh bạch, hiệu quả, chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, dường như phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT xây dựng chưa làm rõ được các yếu tố này.

Ông Nghĩa cho rằng, Bộ GTVT nên có báo cáo khảo sát các loại phí đang đánh vào phương tiện cá nhân hiện nay, xem tổng số có bao nhiêu loại thuế, những loại này đem lại hiệu quả như thế nào? Từ đó có thể đánh giá chính xác xem có thể thêm bớt tăng hay giảm những loại phí nào.

Còn Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch cho rằng việc xã hội hóa để phát triển hạ tầng giao thông là việc cần làm, tuy nhiên trong quá trình thực hiện lại diễn ra hoàn toàn khác. Trong thời gian gần đây, các hình thức đầu tư như BOT, BT không còn hấp dẫn nữa, thậm chí dự án BOT cũng bị trả lại. Do đó Bộ GTVT đã tăng thu bằng cách đánh vào túi tiền của người dân để đầu tư vào hạ tầng.

“Về nguyên tắc, người dân đóng thuế là phải có đường đi dù đường tốt hay đường xấu, nếu muốn thu phí thì phải có đường tốt. Liên quan đến túi tiền của dân thì không thể đưa ra cách thu dễ dãi như vậy”, ông Lịch nói.

Việc Bộ GTVT muốn thu quỹ bảo trì đường bộ ở thời điểm doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí quá cao như lãi suất ngân hàng, chi phí sản xuất ... là không khả thi. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì không nên thu bất cứ khoản thu nào liên quan đến giao thông. Hiện nay Chính phủ đưa ra gói giải cứu doanh nghiệp 29.000 tỉ đồng thì không có lý‎ gì lại đi thu thêm phí giao thông. Còn bao giờ thu, thu như thế nào thì cần phải bàn thêm.

Từ số liệu thống kê 9.700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế trong quí 1-2012, ông Trần Huy Hiền, Tổng thư ký Hiệp hội Giao nhận và Kho vận Việt Nam (VIFFAS) cho rằng, trong khi kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn trong tình trạng khó khăn, sức tiêu thụ hàng hóa giảm mạnh thì nên chọn thời điểm thích hợp trong tương lai để triển khai phí bảo trì đường bộ. Trong thời gian này, Chính phủ và Bộ GTVT có thêm thời gian nghiên cứu và đưa ra phương án thu phí có cơ sở khoa học và tạo sự đồng thuận đối với người nộp phí.

Doanh nghiệp vận tải chịu sức ép quá lớn

Trong khi các chuyên gia cho rằng cần làm rõ nhiều điểm về phí bảo trì đường bộ thì các doanh nghiệp lo ngại việc áp dụng sẽ khiến doanh nghiệp chịu sức ép rất lớn trong việc kinh doanh và nếu không giải quyết được những điều bất hợp lý thì chắc chắn doanh nghiệp vận tải cũng phá sản.

Ông Đỗ Xuân Phú, Giám đốc Công ty Vận tải Minh Liên, lo ngại việc đóng phí trước khi sử dụng đường là một điều bất hợp l‎ý và sẽ đẩy doanh nghiệp vào thế phải đi vay tiền để đóng phí. Trong khi hợp đồng kinh doạnh vận chuyển của doanh nghiệp chưa biết có ký được hay không thì doanh nghiệp phải đóng phí bảo trì khi đi đăng kiểm xe, nếu chưa có hợp đồng vận chuyển thì lấy gì trả phí đường bộ? Khi đó bắt buộc doanh nghiệp lại phải đi vay ngân hàng trong bối cảnh lãi suất cao, đơn hàng giảm, doanh nghiệp thua lỗ phá sản là điều đương nhiên.

Một vấn đề khác được các doanh nghiệp vận tải đưa ra là việc đăng kiểm sơmi, rơ-moóc, do đây chỉ là thiết bị để vận chuyển không có gắn động cơ nếu không có đầu kéo thì không thể di chuyển được nên việc đăng kiểm cả rơ móoc sẽ khiến xe container phải gánh phí rất cao.

Còn ông Nguyễn Ngọc Lự, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, cho biết các doanh nghiệp vận tải hiện nay đang gặp quá nhiều khó khăn vì thuế và phí. Do lợi nhuận không cao nên doanh nghiệp chỉ có vài chục đầu xe chứ không thể mở rộng lên hàng trăm xe.

“Năm 2005 giá xăng chỉ có 5.800 đồng nhưng hiện nay đã tăng gấp 4 lần, trong khi giá cước vận tải chỉ tăng 60%. Hiện nay, một tấn hàng từ cảng Khánh Hội lên khu công nghiệp Biên Hòa doanh nghiệp chỉ được thu 80.000 đồng thì làm sao doanh nghiệp phát triển được”, ông Lự nói.

Việc đóng phí bảo trì đường bộ sẽ tác động đến chi phí của doanh nghiệp như thế nào? Câu hỏi này được ông Hà Thanh Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Sơn Hà đặt ra tại hội thảo. Ông Sơn nhẩm tính, công ty ông có 100 rơ-moóc, 25 đầu kéo, như vậy 1 năm sẽ phải đóng 1,4 tỉ tiền phí bảo trì đường bộ. Tính ra chi phí cho bảo trì đường bộ đã chiếm 18% doanh thu của doanh nghiệp. Nếu loại phí này không được tính vào giá thành sản phẩm thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ “chết”.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Bỏ trốn còn nợ thuế tiền tỉ
  • Khách sạn than ế khách
  • Quan hệ ngân hàng - địa ốc: Chung một xuồng
  • Nợ thuế gia tăng
  • Khi Beeline bỏ “cuộc chơi”...
  • Doanh nghiệp đã và đang phá sản thế nào?
  • 29.000 tỷ có cứu được doanh nghiệp?
  • Kinh doanh 2012: Doanh nghiệp “sợ” điều gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao