Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp đối phó với khó khăn, duy trì sản xuất

Cả doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa và xuất khẩu đều đang nỗ lực đối phó với những khó khăn để duy trì sản xuất.

Tiết kiệm và chọn lọc đầu tư

Ông Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng trong bối cảnh phải giữ cho được ổn định tương đối của tỷ giá sau khi điều chỉnh, phải thắt chặt tiền tệ và tài khóa. Đó là bài toán khó, nhưng sẽ khiến các DN phải tự thay đổi mình, tiết giảm chi phí.

Còn ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhấn mạnh đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí là con đường sống còn. Muốn tồn tại, thì giá thành phải thấp và chất lượng phải cao. Tức là hàm lượng tiêu hao phải ít đi, và không có cách nào khác là phải đầu tư công nghệ.

Hiện các DN đầu tư sau năm 2005 đã chuyển đổi khá tốt như Tổng Công ty Thép Việt Nam, Gang thép Thái Nguyên, Thép Việt, Hòa Phát… Theo ông Phạm Chí Cường, cải tiến công nghệ đó là cách phát triển tốt nhất với doanh nghiệp ngành thép.

Ông Thái Tuấn Chí, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dệt may Thái Tuấn, cho biết để đối phó với mặt bằng lãi suất vay vốn quá cao, công ty buộc phải chọn giải pháp tạm ngừng xây dựng dự án mới có quy mô 130 tỷ đồng, thay vào đó, Công ty chọn đầu tư chiều sâu cho các hạng mục công nghệ, thiết bị nhằm tạo ra các sản phẩm khác biệt.

Cũng có kế hoạch mở rộng đầu tư trong năm nay, nhưng ông Bùi Như Việt, Giám đốc Công ty cổ phần Kỹ nghệ gỗ Long Việt (Bình Dương), cho biết ngay từ đầu năm Công ty đã quyết định tạm ngưng dự án xây dựng thêm 1 nhà máy MDF (ván gỗ ép) để dồn toàn lực cho nhà máy MDF tại Đắk Nông do nhu cầu sử dụng ván MDF trong sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng... tại thị trường nội địa hiện đang rất lớn.

Tập trung vào các mặt hàng thế mạnh

Theo ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính đầu tư thì các công ty thương mại dịch vụ nhập khẩu hàng hóa hay sản xuất có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu là đối tượng chịu nhiều tác động của bối cảnh giá đầu vào cùng nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô tác động.

Bên cạnh đó, để vượt qua khó khăn từ các yếu tố đầu vào tăng giá, theo ông Hiển, các nhà đầu tư sản xuất phải tái cấu trúc sản xuất, tăng giá trị gia tăng để vượt qua khó khăn trước mắt, bởi việc giảm bớt lượng nguyên liệu nhập khẩu hay thâm dụng nguyên liệu là vấn đề sống còn với nhiều doanh nghiệp trong thời gian tới đây.

Đã ấp ủ dự định mở rộng xuất khẩu, thâm nhập các thị trường có nhiều tiềm năng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Philippines trong năm 2011 nhưng ông Dương Quốc Thái, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bao bì nhựa Sài Gòn, cho biết năm nay, Công ty dự kiến tăng lượng tiêu thụ xuất khẩu lên 40% tổng sản lượng. Trước mắt sẽ tập trung tối đa cho thị trường Philippines. Đây là thị trường không được đầu tư mạnh về vốn và công nghệ trong lĩnh vực bao bì, nhiều tiềm năng để xuất khẩu.

Tương tự, ông Trần Văn Dương, Giám đốc Công ty An Thái Dương (TP.HCM), cho biết hiện chỉ tập trung xuất khẩu 2 mặt hàng là gạo và cà phê do đây là thế mạnh của Công ty.

Theo ông Dương, lợi nhuận trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản không dễ bù đắp lãi suất ngân hàng. Do đó, thay vì xuất khẩu cả hồ tiêu, cao su sang thị trường Trung Quốc như năm 2010, Công ty buộc phải tạm ngưng trong giai đoạn khó khăn này để tập trung vào các thị trường trọng điểm với các mặt hàng chủ lực.

Để tiếp tục duy trì sản xuất, ngoài việc chọn giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết giảm chi phí, nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất sợi đã cho biết sẽ chuyển sang xuất khẩu một phần hàng hóa để tiêu thụ hàng tồn kho và tận dụng đợt tăng tỷ giá mới đây.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao