Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp góp vốn cải tạo nhiều hồ ở Hà Nội

tinkinhte.com
(Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)
Đã có một số doanh nghiệp đăng ký cải tạo hồ của Hà Nội với tổng kinh phí 430 tỷ đồng, đặc biệt có những doanh nghiệp xin tặng luôn kinh phí cải tạo hồ cho thành phố.

Trong số các doanh nghiệp đăng ký có Tổng Công ty Xây dựng Giao thông 5, Công ty Him Lam, Ngân Hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại thương, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng đô thị UDIC, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội...

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay, Hà Nội vẫn còn 65 hồ, ao chưa được cải tạo (44 hồ chưa có dự án đầu tư), chiếm gần 2/3 tổng số hồ, ao trong khu vực nội thành.

Nhiều hồ đang trong tình trạng bị lấn chiếm, ô nhiễm trầm trọng, một số hồ chưa được kè nằm trong khu vực dân cư thì bị lấn chiếm, đổ đất, phế thải, vứt rác xuống hồ như Linh Quang, Rẻ Quạt, Tai Trâu, Tứ Liên... gây ô nhiễm môi trường nước mặt, làm mất mỹ quan đô thị.

Chất lượng nước ở nhiều hồ cũng ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng nước thải xả thẳng vào hồ không qua xử lý, lượng bùn không được nạo vét, tích lũy qua nhiều năm, ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Sở Xây dựng Hà Nội đã xây dựng đề án cải tạo đồng bộ 44 hồ nội thành và 1 hồ ở thị xã Sơn Tây theo ba giai đoạn từ nay đến năm 2015, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 1.447.430 triệu đồng, tuy nhiên vẫn có những khó khăn về nguồn kinh phí.

Để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn, ngày 20/1, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã họp với các sở, ngành và doanh nghiệp nhằm kêu gọi các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa thực hiện đề án cải tạo môi trường các hồ nội thành.

Tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác cải tạo hồ, tiến tới cải tạo đồng bộ với các công viên, tạo cạnh đẹp cho đô thị.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội biểu dương các doanh nghiệp đã nhiệt tình hưởng ứng chủ trương xã hội hóa cải tạo hồ của thành phố.

Ông Nghị yêu cầu, các sở ngành của thành phố phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này, từ việc cung cấp hồ sơ tài liệu, thủ tục sao cho nhanh gọn và thông thoáng./.
 
Tuyết Mai (Vietnam+)

  • Xu hướng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tăng
  • Công ty xi măng Tam Điệp với mục tiêu tiêu thụ 1,6 triệu tấn sản phẩm
  • Tư duy lại để tiến bước
  • Google chuẩn bị đàm phán với chính phủ Trung Quốc
  • Năm 2010, doanh nghiệp FDI lạc quan
  • Giám đốc Công ty Sao Nam Đỗ Thị Kim Loan (phường Định Hòa, TX.TDM): “Để đồng vốn kích cầu không làm khó doanh nghiệp...”
  • Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng: Năm 2010, phấn đấu đạt tổng doanh thu trên 1.500 tỷ đồng
  • Công ty Cổ phần Hữu Toàn: Nhận Giải vàng Chất lượng Quốc gia năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao