Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp “hụt hơi” chống hàng giả, hàng nhái

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Số lượng hàng giả, hàng nhái được phát hiện và bắt giữ thời gian qua ngày một tăng lên cả về qui mô và độ tinh vi không chỉ khiến người tiêu dùng bị tổn thương mà ngay các doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng “lĩnh đủ”.

Đau đầu với hàng giả

“Mở hàng thì lo tồn tại, khi có tên tuổi một chút lại phải lao vào giữ chân khách hàng,” ông Bùi Tiến Đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần cơ điện Trần Phú (Trafuco) trăn trở trước cuộc chiến sinh tồn để bảo vệ thương hiệu dây cáp điện.

Hơn mười lăm năm có mặt và xây dựng thương hiệu dây cáp điện Trần Phú, không ít lần ông Đạt đã phải đóng giả  khách hàng để thân chinh xuống tận các điểm nóng như Chợ Giời, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú… để tận mắt chứng kiến thương hiệu dây cáp điện Trần Phú “nhái” của mình được bày bán công khai.

Theo ông Đạt, những cửa hàng này như những chiếc vòi bạch tuộc, chặt đầu này thì lại mọc đầu khác và chế tài xử phạt còn quá nhẹ so với lợi nhuận đem lại từ việc kinh doanh hàng giả nên cũng đành ngậm ngùi  nhìn sản phẩm của mình bị “thổi”.

Tương tự như ông Đạt, ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Nhựa Chí Thành đã quá quen với các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng nhưng lại được đội lột bằng những chiếc tem “sịn” nhưng giá bán chưa bằng một nửa được bày bán ngoài vỉa hè.

Phân khúc khách hàng lớn nhất mà Chí Thành hướng đến để phục vụ là nông dân. Vì vậy, từ năm 2009 đến nay, Chí Thành đã rong ruổi khắp các nẻo đường nông thôn để mang mũ bảo hiểm của mình đến tận tay người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa.

Mưa gió, bão lũ cũng đi, nhiệt tình giải thích về chất liệu, tính năng của chiếc mũ sẽ đồng hành cùng bà con trên mọi nẻo đường... Chí Thành thường xuyên có mặt trong các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA tổ chức.

Những phiên chợ này đã góp phần nhất định vào công cuộc đẩy lùi hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. “Nhưng một bàn tay khó có thể vỗ nên tiếng,” ông Lập chia sẻ.

Không trực tiếp sản xuất nhưng, ông Ngô Xuân Lam, Giám đốc công ty thương mại và dịch vụ Tiến Dũng cũng phải ngậm ngùi khi tem và nhãn mác Gas Tiến Dũng mà gần 13 năm ông dày công vun đắp nhưng khi đã có chỗ đứng trên thị trường thì nhiều đối thủ đã lợi dụng chính thương hiệu Tiến Dũng của ông để hạ gục.

“Không những thiệt hại về kinh tế mà người tiêu dùng cùng các đối tác kinh doanh gọi điện thoại than về chất lượng khiến chữ tín của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng” ông Lam thốt lên.

Chấp nhận sống chung?

Theo báo cáo của Ban 127 Trung ương, trong Mười năm thực hiện chỉ thị 31/1999/CT-TTg và 02 năm thực hiện Chỉ thị 28/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý hơn 102.000 vụ làm hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 124 tỷ đồng.

Lực lượng Hải quan cả nước cũng xử lý gần 200 vụ xuất nhập khẩu hàng giả hoặc hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng Cảnh sát kinh tế đưa ra xử lý hình sự  hơn 460 vụ và khởi tố trên 550 đối tượng.

"Mặc dù đã rất mạnh tay với những loại tội phạm này, tuy nhiên hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn phát triển mạnh mẽ, làm đau đầu các cơ quan kiểm tra," bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Trưởng ban chỉ đạo 127 Trung ương chia sẻ.

Một cuộc khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cũng cho thấy, có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái mà không biết.

Còn những trường hợp biết mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng bản thân họ lại không biết kêu ai. Quyền lợi của người tiêu dùng đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, để người tiêu dùng phân biệt được hàng giả, hàng nhái, nhận biết được nhãn hiệu hàng hóa có chất lượng tốt là bài toán của doanh nghiệp.

Song, có một thực tế đáng lo ngại là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực này, chưa thực sự hành động để bảo vệ quyền lợi, sản phẩm và uy tín của mình trên thị trường.

Việc hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật của các doanh nghiệp còn hạn chế. Một số doanh nghiệp xem nhẹ việc việc bảo vệ thương hiệu. Một số doanh nghiệp khác lại cho rằng, chi phí đăng ký bảo vệ thương hiệu là quá tốn kém.

“Đã đến lúc các doanh nhân Việt Nam cần coi trọng việc bảo vệ thương hiệu hơn nữa bởi vì thương hiệu gắn liền với uy tín của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,” ông Bảo nhấn mạnh.

Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng nhìn nhận, không phải cứ thương hiệu tên tuổi bị làm giả mà ngay cả khi hàng hóa của doanh nghiệp không phủ kín thị trường thì hàng giả và hàng kém chất lượng sẽ lập tức tấn công.

“Bên cạnh việc gia tăng chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải có một mạng lưới phân phối tốt để sản phẩm ít phải qua trung gian và có thể đến trực tiếp với người tiêu dùng,” ông Ruệ nói.

Hơn nữa, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường nên hội nhập kinh tế quốc tế luôn gắn liền với việc thực thi pháp luật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Sự hợp tác chặt chẽ từ cả ba phía doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng trong việc chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu sẽ góp phần đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sau nhiều năm vật lộn với hàng giả, ông Bùi Tiến Đạt cũng nghiệm ra rằng, song song với chất lượng và có giá thành cạnh trạnh thì việc quan tâm đến lợi ích khách hàng để sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng là phương thuốc hữu hiệu nhất chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng./.

Đức Duy (Vietnam+)

  • Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp nhỏ
  • Cửu Long sẽ có 1.500 taxi chạy bằng khí LPG
  • Nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp Pháp
  • Vinashin “vắng mặt” trong top 10 doanh nghiệp Việt
  • Cổ phần hóa vướng “lợi thế đất”
  • Lo biến động tỷ giá, Nissan tính chuyển nhà máy
  • Vincom kiện Vincon: Ứng xử mới với... sở hữu trí tuệ
  • Doanh nghiệp khát vốn cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao