Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải quyết nợ tại EVN Telecom: Viettel tính chuyện ra tòa

Giải quyết nợ tại EVN Telecom: Viettel tính chuyện ra tòa
Viettel đã tiếp nhận 8.870 trạm thu phát sóng (BTS, NodeB) từ EVN. Tuy nhiên, hàng nghìn trạm BTS của EVN Telecom trước đây có khả năng được đưa vào diện... hàng thanh lý.
Sau hơn một năm “dùng dằng” trong việc giải quyết các khoản nợ hợp đồng tại EVN Telecom (sau khi EVN Telcom chuyển sang Viettel) cho các công ty tư nhân đầu tư xây dựng trạm thu phát sóng (BTS), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức cho biết sẵn sàng ra cơ quan tố tụng chứ nhất quyết không chịu “thỏa hiệp”.
 
Theo thông cáo phát đi của Viettel, sau khi tiếp nhận nguyên trạng EVN Telecom theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 5/12/2011, Viettel đã tiến hành khảo sát từng vị trí trạm BTS được bàn giao, và phát hiện có nhiều vị trí đặt trạm phát sóng trùng lặp giữa mạng lưới của Viettel và EVN Telecom. 
 
“Nếu tiếp tục giữ lại các vị trí trên sẽ không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể phá vỡ hệ thống hạ tầng mạng lưới chung của toàn mạng Viettel, kèm theo các khoản kinh phí duy trì gây lãng phí, thất thoát cho nguồn vốn, tài sản Nhà nước giao cho Viettel quản lý và có trách nhiệm sản xuất, kinh doanh hiệu quả”, Viettel lập luận. 
 
Tháng 7/2012, Viettel đã căn cứ vào điều khoản quy định trong hợp đồng gửi thông báo cho đối tác để chấm dứt hợp đồng đối với các vị trí trạm phát sóng không phù hợp. Cơ sở để thực hiện là điểm d khoản 2 Điều 10 trong hợp đồng kinh tế giữa EVN Telecom và công ty xây dựng nhà trạm cho thuê tự nguyện, thống nhất ký kết trước đây.
 
Viettel cũng cho rằng, việc đơn vị này đơn phương chấm dứt hợp đồng đã ký “nhằm thực hiện nhiệm vụ quy hoạch lại hạ tầng mạng lưới tiếp nhận từ EVN Telecom cho phù hợp, tránh lãng phí và đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả là thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ và Bộ Quốc phòng. Việc chấm dứt hợp đồng này được pháp luật cho phép và trên cơ sở các điều khoản hợp đồng kinh tế EVN Telecom và các công ty xây dựng nhà trạm cho thuê đã tự nguyện, thống nhất ký kết trước đây. Viettel tiến hành chấm dứt hợp đồng theo đúng quy trình thủ tục, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán tiền thuê nhà trạm kể từ thời điểm tiếp nhận đến khi hợp đồng chấm dứt cho các công ty này”. 
 
Đồng thời, Viettel cũng khẳng định, “cho đến thời điểm này, Viettel không nợ tiền thuê nhà đặt trạm bất kỳ doanh nghiệp nào thỏa thuận với EVN Telecom trước đây”. 
 
Theo Viettel, trong việc giải quyết các khoản nợ hợp đồng của EVN Telecom chuyển sang, nhiều công ty tham gia xã hội hóa viễn thông xây nhà trạm cho EVN Telecom thuê đã thực hiện đúng cam kết và phối hợp cùng với Viettel chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, còn 8 doanh nghiệp được cho là "cố tình không phối hợp và đưa ra những yêu cầu đòi bồi thường không có cơ sở". Viettel đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp này để cùng tháo gỡ. 
 
Trong buổi họp lần cuối cùng (từ 27/3 - 3/4/2013), chỉ còn 6 doanh nghiệp vẫn không trao đổi trên cơ sở các điều khoản hợp đồng, tiếp tục đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi không có cơ sở. 
 
“Trước vấn đề không thỏa thuận được giữa hai bên, Viettel đã đề nghị và sẵn sàng đưa các vấn đề chưa thống nhất giữa các bên ra giải quyết tại cơ quan tố tụng theo đúng điều khoản về giải quyết tranh chấp ghi trong hợp đồng. Phán quyết của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở pháp lý để hai bên thực hiện”, Viettel cho biết. 
 
Gần một năm trước đây, VnEconomy đã đưa thông tin liên quan đến việc giải quyết hợp đồng nợ tại EVN Telecom của Viettel với các công ty xã hội hóa xây dựng trạm BTS. Khi đó, các công ty đã gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước và nhiều đơn vị bộ ngành liên quan khác, trong đó “tố” Viettel “đơn phương chấm dứt hợp đồng” và cho rằng có nguy cơ mất trắng hàng chục tỷ đồng sau khi EVN Telecom sáp nhập vào Viettel.

(Theo Vneconomy)

  • Kẹt với thép, Tata nhảy sang làm điện
  • Viettel vẫn còn cách thâm nhập thị trường Myanmar
  • Doanh nghiệp giải thể tại Hà Nội tăng gần 30%
  • Hoạt động taxi: Lộn xộn vì thiếu quy hoạch
  • Nhà máy kính nổi Viglacera chính thức ra lò
  • Thanh Xuân Ford: Chất lượng dịch vụ được ưu tiên hàng đầu
  • Bán 85% cổ phần, sếp Prime Group vẫn gọi là “hợp tác chiến lược”
  • Viettel khẳng định không ‘dựa hơi’ quốc phòng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao