Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp trước áp lực lãi vay

Chi phí vốn vay đã tăng đáng kể từ đầu tháng 3/2010 đến nay, buộc các doanh nghiệp (DN) phải tính toán kỹ hơn việc sử dụng vốn vay ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất.
 
Ông Đào Văn Đại, Kế toán trưởng Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) cho biết, Petrosetco có nhu cầu sử dụng vốn vay khá lớn cho các dự án đang và sẽ triển khai trong năm 2010. Tổng công ty có quan hệ lâu năm một số ngân hàng, như Vietcombank, Eximbank và đang đàm phán với các nhà băng này để tiếp tục ký hợp đồng tín dụng vay vốn đầu tư cho các dự án của mình.

Ông Đại cho biết, dù chính sách lãi suất luôn được các ngân hàng trên tính toán ở mức phù hợp nhất cho Petrosetco, nhưng lãi vay hiện cao hơn so với năm 2009, tạo áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp. Vì thế, Petrosetco chỉ vay vốn trong ngắn hạn, đồng thời nhanh chóng thu hồi công nợ để giảm áp lực. Đây cũng chính là cơ sở để Petrosetco đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2010 ở mức 150 tỷ đồng, không cao hơn nhiều so với năm trước (năm 2009 Petrosetco đạt 140 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế).

Tuy nhiên, Petrosetco cho rằng, khả năng vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra trong năm nay là có thể, vì kết thúc 2 tháng hoạt động đầu năm, doanh thu của Tổng công ty đã đạt 1.600 tỷ đồng.

Bà Trương Hồng Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO cũng cho biết, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2010 chỉ ở mức 35 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lợi nhuận 47,25 tỷ đồng năm 2009. Theo bà Loan, năm 2009, Cường Thuận IDICO là đối tượng được hưởng chủ trương hỗ trợ lãi suất ngắn hạn bằng VND, do đó Công ty đã có cơ hội để tiết giảm chi phí trong việc sử dụng vốn vay; còn năm nay, chính sách hỗ trợ lãi suất ngắn hạn không còn, nên áp lực lãi vay và chi phí sử dụng vốn ngân hàng tăng. Tuy nhiên, bà Loan cho rằng, Công ty vẫn kỳ vọng sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn so với chỉ tiêu đề ra của 2010.

Có thể nói, với mặt bằng lãi vay ở mức bình quân 15 - 17%/năm hiện nay, áp lực chi phí sử dụng vốn vay bắt đầu gia tăng và buộc DN phải tính toán kỹ hơn trong việc sử dụng vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất. Thực tế, sau khi các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất đối với các khoản vốn vay trung, dài hạn, đến nay, tăng trưởng dư nợ vẫn chưa được cải thiện như kỳ vọng. Nguồn vốn khả dụng của ngân hàng đang dư thừa và thanh khoản đã được cải thiện.

Ngân hàng Á châu (ACB) cho biết, nguồn vốn khả dụng hiện dư thừa khoảng 30.000 tỷ đồng và Ngân hàng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh hỗ trợ vốn vay cho cả khách hàng DN, cá nhân trên cơ sở kiểm soát chặt chất lượng tín dụng. Trong đó, lãi suất cho vay đối với khách hàng DN được ACB áp dụng ở mức 14 - 16%năm; còn với khách hàng cá nhân (tiêu dùng, mua nhà, đất trả góp...), lãi vay trong khoảng 14,5 - 17%/năm.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng của ACB trong 2 tháng đầu năm vẫn chậm. Bước sang tháng 3/2010, tăng trưởng tín dụng phần nào được cải thiện, nhưng không cao. ACB cho rằng, DN có thể chấp nhận được mặt bằng lãi suất hiện nay, nhưng nếu xu hướng còn tăng tiếp trong thời gian tới thì sẽ vượt quá sức chịu đựng của các DN.

Điều này cũng được chứng minh qua thực tế tăng trưởng tín dụng ở một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, áp dụng mức lãi suất cho vay cao khiến khách hàng ngại vay vốn. Tổng giám đốc một ngân hàng thừa nhận, được thỏa thuận lãi suất đối với khoản vốn vay trung, dài hạn là điều kiện rất tốn cho các nhà băng trong phát triển tín dụng, nhưng đa số khách hàng “lắc đầu” với mặt bằng lãi vay hiện tại.

Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc ABBank cũng cho hay, với các dự án đầu tư khả thi cần vốn trung, dài hạn, thì mức lãi suất được chủ đầu tư chấp nhận chỉ trong khoảng 13 - 14%/năm. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay thỏa thuận đối với khoản vốn trung, dài hạn hiện nay tới 15 - 17%/năm.

Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao ngân hàng không tính đến bài toán giảm lãi suất cho vay thỏa thuận để có thể phát triển được tín dụng, đại diện một ngân hàng lý giải, với chi phí vận hành của một ngân hàng trong hoạt động cho vay khoảng 1,75 - 2%/năm, dự trữ bắt buộc và trích lập dự phòng chung khoảng 1,5%/năm, chi trả lợi nhuận (cổ tức) cho cổ đông khoảng 1,5%, thì chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra phải ở mức 5% thì ngân hàng mới có thể bù đắp được chi phí.

(Theo Vân Linh // Báo đầu tư)

  • Tăng trưởng gấp 3 - Bài toán khó của các tập đoàn
  • Ngừng đăng kiểm các loại xe Toyota bị lỗi
  • Cảng nước sâu hút nhà đầu tư Nhật Bản
  • EVN chưa được lập nhà máy phát điện độc lập
  • Cạnh tranh 3G vào cao trào mới
  • Google rời Trung Quốc và cơ hội cho Microsoft
  • Khách hàng chủ yếu dùng 3G để vào... Internet
  • Dịch vụ 3G: nhà mạng mạnh tay, người dùng rụt rè
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao