Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh thu của 4 'ông lớn' trong làng bánh kẹo chỉ bằng 73% của 'anh cả' Kinh Đô

Năm 2011, tổng doanh thu của bốn "ông lớn" trong làng bánh kẹo là Hải Hà, Hữu Nghị, Biscafun chỉ bằng 73% doanh thu của "anh cả" Kinh Đô.

 Theo Số liệu của Tổ chức điều phối IBA (GHM) ước tính sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam đạt khoảng 476.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ là 674 triệu USD. Năm 2012 sản lượng sẽ ở vào khoảng 706.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ sẽ ở mức 1.446 triệu USD.

Các nhà sản xuất nội chiếm 75-80% thị phần, và chỉ 20-25% thị phần dành cho các sản phẩm nhập ngoại.

Kinh Đô (KDC) là đơn vị đang giữ vững ngôi đầu về thị phần bánh kẹo Việt Nam (khoảng 30 - 35% thị phần). Các sản phẩm của Kinh Đô tập trung cho phân khúc trung và cao cấp, thống lĩnh thị phần toàn thị trường có thể kể đến gồm Bánh Trung Thu (76%), bánh mỳ (64%), bánh mặn AFC (56%). Bánh quy ngọt chiếm 30,4% thị phần nhưng đem lại nguồn doanh thu đáng kể nhất (28%).

Công ty này cũng đang đầu tư và phát triển mạnh mẽ sang các sản phẩm trong ngành thực phẩm khác (sữa và đồ lạnh, mỳ gói, dầu ăn) bên cạnh mặt hàng bánh kẹo chủ lực.

Bibica (BBC) bắt đầu nổi tiếng với sản phẩm bánh Hura (năm 2006), hiện đã chiếm 30% thị phần bánh bông lan. Các sản phẩm bánh biscuits & cookies chiếm 20% thị phần bánh khô. Bánh choco-pie và kẹo của Bibica được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng (Bibica hiện dẫn đầu thị phần kẹo). Ngoài ra, Bibica còn cung cấp một số sản phẩm dinh dưỡng.

Nhãn hiệu Hải Hà (HHC) chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân. Kẹo các loại là dòng sản phẩm chủ lực đóng góp khoảng 75% doanh thu cho công ty. Còn lại là bánh kem xốp, bánh quy, craker và bánh trung thu góp hơn 20%. Hải Hà đứng thứ 2 thị phần kẹo với 14% (sau BBC) và chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu ở phân khúc sản phẩm kẹo chew, Jelly và kẹo xốp.

Sản phẩm bánh kẹo của Hữu Nghị đáng chú ý là bánh quy, mứt tết và bánh mỳ công nghiệp. Riêng với bánh mỳ mặn công nghiệp, Hữu Nghị là đơn vị dẫn đầu thị trường (hai nhãn hiệu Lucky và Staff rất được ưa chuộng).

Ngoài bánh kẹo, Hữu Nghị còn sản xuất thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v…) và đồ uống có cồn (rượu vang, champagne, vodka), xuất khẩu nông sản.

Các loại bánh mềm phủ socola, bánh cracker và kẹo do nhà máy Biscafun của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) sản xuất được người tiêu dùng nông thôn ưa chuộng (thị trường nông thôn mang lại 60% doanh thu cho nhà máy).

Bánh kẹo chỉ đóng góp lượng nhỏ trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Đường Quảng Ngãi (đường, mật, nước giải khát, sữa đậu nành).

Nguồn: CafeF

 (Theo CafeF)

  • Ai "chủ yếu", ai "chủ đạo"?
  • Petrolimex phản hồi nghi án dùng thủ thuật để tránh thuế
  • Gần 100 nghìn doanh nghiệp “không xác minh được”
  • TKV muốn thoái vốn toàn bộ tại các công ty liên kết
  • Kinh tế khó khăn, tiền vẫn đổ vào quảng cáo
  • CEO trong vòng xoáy đi - ở
  • Trung tâm thương mại cố giữ khách
  • Tập đoàn Cao su sẽ thoái 100% vốn ở 40 công ty
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao