Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EVN sẽ mua nếu Nhà nước trợ giá

Phải có hỗ trợ từ phía Nhà nước mới phát triển được điện gió, điện mặt trời. Cụ thể, về lâu dài, giá năng lượng phải cao mới là tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư (NĐT) bỏ vốn vào hai nguồn điện đắt đỏ này, còn với giá bán như hiện nay, rất khó để bắt ép EVN phải mua.

Một lãnh đạo của Vụ Năng lượng, Bộ Công thương đã chia sẻ như vậy. Tất nhiên ý kiến này còn phải bàn cãi nhiều.

Cần có một chính sách lớn


Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn điện lực (EVN) nói rằng, VN cần học theo cách làm của nhiều nước là hỗ trợ trực tiếp cho NĐT, thay vì hỗ trợ cho người mua vì khó kiểm soát. Theo đó, sẽ có các quy định dựa trên tổng vốn, suất vốn đầu tư là bao nhiêu, giá thành, các quy định về chỉ tiêu kỹ thuật của NĐT đến mức nào sẽ được trợ giá.

Theo ông Hưng, 1 MW điện gió tốn khoảng 3 - 4 triệu USD vốn đầu tư, gấp đôi so với nhà máy chạy than hay thủy điện. Chủ tịch EVN nhấn mạnh, đầu tư ban đầu lớn như thế, phải có chính sách NĐT mới yên tâm làm. Nếu các thông số Nhà nước quy định rõ hơn, NĐT thấy có lãi chắc chắn họ sẽ đầu tư.

Trả lời câu hỏi EVN có sẵn sàng chia sẻ với các NĐT, chấp nhận mua giá đắt hơn hay không, ông Hưng cho biết: “Khả năng mua điện của EVN có giới hạn, mua một tháng thì được nhưng không thể mua cả năm vì sẽ lỗ, không có vốn để xoay vòng. Nhà nước cần làm rõ chính sách về giá để EVN mua lâu dài, nếu chỉ mua tạm thời thì NĐT sẽ không yên tâm”.

Ông Hưng cho rằng, cách bắt đầu của VN hiện nay chưa bài bản, NĐT thì ngại rủi ro vì không thu hồi được vốn, người tiêu dùng thì thấy giá đắt, và đề nghị: “Cần có một chính sách lớn từ phía Nhà nước, điện gió, điện mặt trời có thể cho công suất bao nhiêu nghìn MW, lập bản đồ với kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, tạo bước đi chủ động từ chủ trương đến triển khai thực hiện”.

Trên thực tế, theo phản ánh, nhà máy điện gió tại Bình Thuận vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đàm phán giá bán với EVN. Ông Hưng phân trần: “Không chỉ Bình Thuận kêu mà các NĐT đều kêu về giá mua bán với EVN, nhưng bán cho người tiêu dùng thấp như thế thì không thể mua với giá cao. Giá đàm phán của EVN phải căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận (quy định của Nhà nước là 12%) của từng NĐT. Giá đầu tư bao gồm cả thiết bị, nhân công... tính theo giá thị trường, nhưng giá điện lại vẫn bao cấp (cao nhất theo lũy tiến là 1.700 đồng/kWh), EVN không thể mua đắt bán rẻ mãi”.

Năm 2012 vẫn thiếu điện nghiêm trọng


Tại buổi giao ban 6 tháng đầu năm của Bộ Công thương sáng 6.7, ông Hưng đưa ra dự báo, tới năm 2012 vẫn thiếu điện nghiêm trọng. Tiến độ đầu tư của các nhà máy trong tổng sơ đồ 6 hiện nay cũng khó đáp ứng được yêu cầu. Dự kiến vốn đầu tư dự án điện trong năm 2010 là 58.000 tỉ đồng, nhưng hiện nay mới chỉ huy động được 48.000 tỉ đồng. Ngay cả dự án thủy điện Lai Châu, con người, thiết bị đã đưa lên đó, nhưng tổng dự án tới 36.000 tỉ đồng đến nay vẫn chưa thu xếp được.

Vấn đề lúng túng về vốn này theo ông Hưng, chỉ giải quyết được khi thu hút được các NĐT nước ngoài. Tuy nhiên, từ 1997 đến nay không một NĐT nước ngoài nào vào ngành điện (trừ dự án BOT Phú Mỹ 2.3), mà nguyên nhân cốt lõi vẫn là giá điện quá thấp. “Giá điện đang làm kiệt quệ các NĐT”, ông Hưng nói. Và cũng cần cẩn trọng khi để NĐT nước ngoài tham gia sản xuất năng lượng sạch khi được Nhà nước trợ giá, bởi chính sách trợ giá tốt nhất khi dành cho các NĐT trong nước.

Còn theo ông Trần Xuân Hòa, Tổng giám đốc Tập đoàn than khoáng sản VN (TKV), 5 năm tới điện sẽ còn khó khăn hơn do thiếu than, thiếu khí. Hiện TKV có hai nhà máy điện chạy than, nhưng bán với giá 3,2 cent/kWh, giá bán thấp như vậy thì chỉ còn các doanh nghiệp nhà nước làm điện. Ông Hòa đề nghị phải điều chỉnh lại giá điện, và cho rằng nếu không điều chỉnh, quy hoạch điện chắc chắn không thực hiện được.

"Tách mua bán điện, EVN mừng quá"


Chủ tịch HĐQT EVN Đào Văn Hưng cho rằng, EVN hiện quản lý 18 nhà máy điện trên tổng số 40 nhà máy, công suất là 9.000/19.000 MW, chiếm 47% tổng công suất cả hệ thống. Theo tổng sơ đồ 6, EVN được giao làm 35% nguồn, 100% lưới vì Chính phủ quyết định vẫn độc quyền truyền tải. Nếu cộng thêm cả số trong tổng sơ đồ 6, EVN sẽ nắm 37,5% nguồn, như vậy EVN không độc quyền khâu phát điện mà chỉ độc quyền khâu truyền tải.

Một khâu khác mà dư luận thường đặt nhiều câu hỏi là mua bán điện, EVN trực tiếp mua điện các nhà máy bán lại cho các công ty điện lực. Năm 2007, EVN đã đưa ra mô hình là không để mua bán điện trong EVN mà thành lập công ty mua bán điện riêng, bao gồm các tập đoàn lớn, nhưng bị dư luận "đánh" quá nên không thành lập được. "Nhưng nhu cầu hiện nay vẫn cần tách khâu này riêng, có thể là thành lập một công ty riêng trực thuộc Nhà nước. Nếu tách được, EVN mừng quá", ông Hưng nói.

(Thanh niên)

  • Viettel: Chế tạo thành công máy điện thoại chuyên dụng cho ngư dân
  • EVN: 6 tháng, điện mua ngoài tăng 37,45%
  • Việt Tiến phát triển thương hiệu mạnh tại thị trường trong nước
  • Ðoàn kết, đổi mới - xây dựng tổng công ty miền trung phát triển bền vững
  • Toyota đã phát hiện lỗi xe Lexus từ 2 năm trước
  • Hanosimex đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm thời trang
  • MHB: Cuộc cách tân ngoạn mục
  • Khởi công nhà máy gạch Côttô lớn nhất Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao