Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giúp doanh nghiệp nhỏ vượt bão (Kỳ 1)

Việt Nam có hơn 540.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Khối doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi đóng góp 50% GDP cả nước, tạo hàng triệu chỗ làm cho người lao động. Thế nhưng, khối doanh nghiệp này khó tiếp cận với những ưu đãi, hỗ trợ.

Kỳ 1: Sống mòn


Khoảng 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dùng vốn của ngân hàng để kinh doanh, sản xuất. Tự “bơi”, tiếp cận vốn khó khăn, lợi nhuận không đủ bù lạm phát đã khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với việc phá sản.

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa  (DNNVV) TP HCM khi được hỏi về mức độ “tàn phá” của cơn bão tài chính năm 2008 và năm nay đã thẳng thắn: “Năm 2008, lãi suất cao nhưng cao trong ngắn hạn, lạm phát chưa đến mức báo động như bây giờ nên chúng tôi gượng được. Giờ thì coi như chết hẳn, hết đường xoay trở”.

“Khéo co” vẫn không “ấm”


Ông Lê Anh, Giám đốc một công ty Thiết bị và chế tạo máy tại quận 7, TP HCM, cho biết, để đảm bảo trả lương cho công nhân và những khoản chi phí khác, công ty này đã phải “co” nhiều hoạt động. Thời gian qua, công ty này phải cắt giảm chi phí dùng để khuếch trương thương hiệu, việc đầu tư, mua sắm thiết bị cũng giảm xuống, thưởng cho công nhân cũng không còn như trước. Nhưng, điều đáng buồn hơn là công ty ông còn phải từ chối luôn cả những hợp đồng có giá trị lớn, chỉ làm những hợp đồng vừa phải, sống cho qua ngày. Ông Anh rầu ĩ: “Dù biết mình sẽ mất một số mối làm ăn, mất đi cơ hội nhưng với những hợp đồng có vốn lớn, làm dài hạn chúng tôi vẫn phải từ chối, vì nếu vay ngân hàng lãi suất như hiện nay thì khi làm xong không thể bù lỗ. Mà tập trung công nhân để làm những hợp đồng đó thì chẳng lấy đâu ra tiền trả lương ”.

Công ty của ông Lê Anh là công ty nhỏ có chưa tới 20 lao động, mỗi tháng chi phí cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Nhưng theo ông Anh “nếu tính toán lợi nhuận từ việc sản xuất và bán sản phẩm, chúng tôi không đủ chi phí cho nhân công”. Vì thế, sau khi từ bỏ những hợp đồng lớn, cần nhiều vốn, công ty này đành… đầu tư vào “lãi suất ngân hàng” để kiếm thêm lợi nhuận, bù vào chi phí sản xuất và trả lương công nhân hằng tháng. Ông Lê Anh nhìn nhận: “Nếu tính trượt giá, đáng lẽ lương của nhân công phải tăng khoảng 20% so với trước, nhưng trong điều kiện khó khăn hiện nay, công ty chỉ tăng cho anh em được khoảng 10% và số này, chủ yếu lấy từ tiền lãi gửi ở các ngân hàng”.

Nhưng dù sao công ty của ông Anh vẫn còn may mắn vì thời điểm hiện nay không phải vay vốn từ ngân hàng. Đầu năm 2011, khi đối diện với lãi suất liên tục dâng cao, ông Võ Trường Thành, Chủ tịch tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, đã lo lắng: lãi suất, cộng  với phí đầu vào tăng mạnh, thấy trước 30% DNNVV của ngành gỗ sẽ phải tạm đóng cửa.

Thu gọn dự án, bán tài sản

Quả thật, với nhiều doanh nghiệp, được sống với nghề của mình và “có đồng ra đồng vào” là hạnh phúc lớn. Tổng giám đốc một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ thủy hải sản tại quận Tân Phú, tiết lộ, để duy trì sản xuất, ông đã phải xoay đủ hướng. “Tôi không thể chỉ làm đồ hải sản như trước mà phải kinh doanh cả bất động sản, mua bán xe hơi. Việc gì tôi cũng làm, miễn là có tiền trả lương nhân viên, duy trì sản xuất”. Mặc dù thế, vị tổng giám đốc này vẫn cho rằng, kinh doanh đa nghề là “hạ sách”. Ông trăn trở: “Khó khăn thì mình phải làm. Làm để mà tồn tại trước. Chứ tôi đã biết biết hậu quả của việc “đa nghề” này, doanh nghiệp đã nhỏ lại phân tán lực lượng, thương hiệu không phát triển được, tính cạnh tranh bị ảnh hưởng. Và là nghề “tay trái” nên hậu quả cũng khó lường”.

Hậu quả là mới đây, trong một thương vụ mua bán bất động sản, công ty này đã phải “cắt lỗ” với mức lỗ gần 20% cho căn biệt thự trị giá 8 tỷ đồng mua trước Tết 2011, khi giá bất động sản cũng… bất động. Số tiền còn lại, công ty này đành gửi tiết kiệm, lấy lãi trả bớt lương công nhân. Ông này cho biết, nếu tiếp tục kinh doanh như hiện tại, công ty phải cho một tổ chức khác góp vốn để kiếm thêm lợi nhuận.

Trước sức ép quá lớn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải thu gọn dự án, bán tài sản. Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư (C&T), cho biết: “Hiện tại chúng tôi sử dụng vốn tự có là chủ yếu và một số rất nhỏ vốn vay ngân hàng với lãi suất 20,5%. Vốn bỏ ra khá lớn nhưng các kế hoạch về lợi nhuận của chúng tôi hầu như đều “bể”. Trong cân đối nguồn vốn, chúng tôi đã phải dừng đầu tư vào một số dự án”.

(Báo Đất Việt)

  • Doanh nghiệp nhỏ chới với trong… hỗ trợ (Kỳ 2)
  • Vinacafe rà soát, sắp xếp lại các dự án đầu tư
  • Trend Micro và VDC-Net2E ký hợp tác chiến lược
  • AIA Việt Nam giới thiệu sản phẩm mới
  • Deloitte Việt Nam: Chiến lược hành động mới
  • Chuyện thoái vốn còn 20% tại MobiFone, VinaPhone: Biết đến bao giờ!
  • Vietnam Airlines chuẩn bị có thêm hơn 30 máy bay mới
  • Bùng nổ giao dịch ngân hàng trực tuyến
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao