Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Hụt hơi” chạy đua với đại gia

Vietnam Airlines vẫn “một mình một chợ”. - tinkinhte.com
Vietnam Airlines vẫn “một mình một chợ”.

Lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của Vietnam Airlines sẽ không thay đổi trong vài năm tới do những yếu kém của chính các đối thủ cạnh tranh.

Giãn dần khoảng cách

“Thị trường vận tải hàng không Việt Nam năm 2009 không còn giữ được tốc độ tăng trưởng như các năm trước, chỉ đạt xấp xỉ 8% với khoảng 17,3 triệu khách chuyên chở. Đáng chú ý là trong khi lượng khách quốc tế chỉ đạt 8,7 triệu khách, giảm 4,3% so năm 2008 thì lượng khách nội địa lại tăng mạnh, đạt 8,6 triệu khách, tăng tới 22,8% so 2008”, ông Võ Huy Cường,  Trưởng ban Vận tải Cục Hàng không Việt Nam cho biết.

Do thị trường quốc tế sụt giảm, các hãng hàng không Việt Nam phải quay về tập trung khai thác thị trường nội địa và thị trường nội địa năm qua đã chứng kiến một cuộc cạnh tranh gay gắt về giá vé chưa từng có.

Vào giữa năm 2009, khi hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific Airlines đưa ra mức giá 250.000 - 450.000 - 700.000 đồng/vé thì Vietnam Airlines cũng “khuyến mại” có trọng điểm với mức giá hơn 1 triệu đồng/vé (giá phổ biến là 1,7 triệu đồng).

Không chỉ xóa đi phần lớn sự khác biệt về giá vé với Jetstar Pacific Airlines, chiêu cạnh tranh này của Vietnam Airlines còn khiến hãng hàng không Đông Đương (Indochina Airlines) mất đi lợi thế khi tham gia thị trường với mức giá từ 900 ngàn đến 1,3 triệu đồng.

Theo các chuyên gia, với cuộc chạy đua hạ giá vé kể trên, kinh doanh vận tải hàng không ở Việt Nam chỉ cần vài tháng là ngốn sạch vài trăm tỷ đồng. Nếu không trường vốn để thực hiện một chiến lược kinh doanh dài hạn, rất khó để Jetstar Pacific hay Indochina Airlines có thể đua được với hãng hàng không quốc gia.

Nhận định có phần u ám về thị trường hàng không này đã được thực tế kiểm nghiệm. Với ưu thế tuyệt đối về tiềm lực tài chính, số lượng đường bay đang khai thác, tần suất chuyến bay, chất lượng máy bay và dịch vụ cung cấp, cuộc chiến giành thị phần nội địa đã nghiêng hẳn về phía Vietnam Airlines.

Tính đến 31/12/2009, Vietnam Airlines đã vận chuyển được 6,3 triệu khách nội địa, tăng 14% so 2008. Jetstar Pacific Airlines chỉ vận chuyển xấp xỉ 1,9 triệu khách chưa bằng 1/3 sản lượng của Vietnam Airlines.

Không chỉ giành thị phần tuyệt đối về vận chuyển khách, Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất công bố có lãi với mức lợi nhuận trước thuế đạt 150 tỷ đồng.

Trong khi đó, với khoản thua lỗ 30 triệu USD từ việc kinh doanh xăng dầu hàng không năm 2009, Jetstar Pacific Airlines rất khó gượng dậy sau cú sốc này.

Indochina Airlines thậm chí còn khó khăn hơn. Kể từ khi đi vào hoạt động đầu năm 2009, hãng hàng không tư nhân liên tục nợ tiền nhiên liệu của nhà cung cấp. Cho đến tháng 11/2009, hãng này đã phải trả cho đối tác chiếc Boeing 737- 800 duy nhất và ngừng hoạt động cho tới nay.

Thế độc quyền chưa được phá vỡ

Hiện tại, VietnamAirlines vẫn thể hiện tiềm lực áp đảo so với 2 hàng hàng không còn lại. Trong khi, Vietnam Airlines đang khai thác một đội ngũ máy bay hiện đại lên tới 58 chiếc và dự kiến sẽ tăng lên 70 chiếc vào năm 2010, thì Jetstar Pacific Airlines mới có 6 chiếc. Vietnam Airlines cũng là hãng hàng không duy nhất tự thực hiện các hoạt động bảo dưỡng máy bay định kỳ nên không rơi vào thế bị động vì phải đưa máy bay sang nước ngoài để bảo dưỡng.

Bên cạnh đó, Jetstar Pacific Airlines hiện vẫn đang rối bời vì chuyện thương hiệu, thanh tra an toàn và đặc biệt đang khủng hoảng nhân sự cấp cao người Việt. Hai người nắm vị trí quan trọng của JPA có trình độ chuyên môn sâu về hàng không là Chủ tịch hội đồng quản trị Phạm Vũ Hiến, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Tổng giám đốc Lương Hoài Nam, nguyên Trưởng Ban Kế hoạch đầu tư Vietnam Airlines đều đã rời nhiệm sở.

Thời gian tới, nếu Jetstar Pacific Airlines không giải quyết được hợp đồng sử dụng thương hiệu chung đã ký với Jetstar Airways (Australia), chắc chắn hãng sẽ suy yếu.

Riêng với Indochina Airlines, việc kêu gọi các cổ đông đóng thêm tiền để đảm bảo vốn pháp định và trả nợ để tiếp tục cất cánh vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không thể bay lại với thời hạn chót là 161/2010, Indochina Airlines sẽ bị rút thương quyền bay.

Sự suy yếu của các gương mặt mới đang khiến dư luận lo ngại về việc thị trường không sớm thì muộn sẽ quay lại cảnh Vietnam Airlines “một mình một chợ” kể cả khi Vietjet, Mekong Air từng bước gia nhập thị trường. Nếu điều này xảy ra, rõ ràng đối tượng bị thiệt thòi nhất chính là người tiêu dùng khi phổ lựa chọn về nhà cung cấp, giá vé bị hẹp đi rất nhiều.

(Theo Anh Minh // Báo đầu tư)

  • Nhập cuộc chơi khó để trưởng thành
  • Sàn Giao dịch Công nghệ & Thiết bị Hải Phòng: Lợi thế cho doanh nghiệp
  • Tháng 8/2010 khởi công Nhà máy hóa dầu Nghi Sơn
  • Dư âm từ sự kiện Google vẫn chưa lắng
  • Nokia tìm cách níu giữ thời hoàng kim
  • S-Fone nay sẽ phải “tự bơi”?
  • Viettel chính thức lên tập đoàn
  • Intel công bố họ bộ vi xử lý Intel ® Core™ mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao