Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập cuộc chơi khó để trưởng thành

FPT đặt mục tiêu tăng trưởng trên 20% cho tất cả các công ty gia công phần mềm tại nước ngoài - tinkinhte.com
FPT đặt mục tiêu tăng trưởng trên 20% cho tất cả các công ty gia công phần mềm tại nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài được cả Viettel và FPT xem là cách để lớn lên cả trên thị trường nội địa và quốc tế.
 
Có bao nhiêu công ty công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam? Câu trả lời là rất nhiều.

Có bao nhiêu công ty CNTT và viễn thông của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài? Câu trả lời là rất ít, nếu không muốn nói là hiếm.

Hiện chỉ có Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty cổ phần Đầu tư FPT đang có dự án ở nước ngoài. Và gần đây, VTC Intecom có ý định mở chi nhánh tại Nga, Nhật Bản và Indonesia trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel, quyết định đầu tư ra nước ngoài của Viettel được đưa ra vào thời điểm năm 2005-2006, khi Viettel còn “nhỏ lắm”, có khi chỉ bằng 1/30 so với bây giờ.

Nhưng lúc đó, Viettel cho rằng, ra nước ngoài, phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh, mình sẽ học hỏi được nhiều để lớn lên cả trên thị trường quốc tế và nội địa. “Tự đẩy mình vào chỗ khó sẽ tạo cho mình cách nghĩ mới, cách làm mới, để mạnh hơn lên”, ông Hùng nói.

FPT cũng đã tự đẩy mình vào cuộc chơi khó khi quyết định đầu tư sang Mỹ vào giữa năm 2008, đúng thời điểm diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới. Ông Bùi Hoàng Tùng, Tổng giám đốc FPT Software Mỹ, người cung cấp ý tưởng đầu tư sang Mỹ đã phải khá vất vả thuyết phục ban lãnh đạo FPT đưa ra quyết định này.

Vào thời điểm đó, lĩnh vực gia công phần mềm gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn được dự báo sẽ sụt giảm mạnh do khách hàng cắt giảm chi phí. Vả lại, FPT cũng đã có tới 3 công ty gia công phần mềm tại Nhật Bản, Singapore và Pháp. Do đó, Ban lãnh đạo Công ty khá phân vân giữa quyết định tiếp tục luyện quân chờ thời, hay bỏ tiền đầu tư ra nước ngoài. Và khi quyết định đầu tư sang Mỹ, họ cũng chỉ dè dặt cung cấp một khoản đầu tư khá giới hạn, 300.000 USD.

Cho đến thời điểm này, cả Viettel và FPT đều không phải ân hận về quyết định của mình, bởi họ đã thu về những thành quả đáng kể. Cụ thể, trong năm 2009, sau 3 năm đầu tư và 6 tháng chính thức khai trương dịch vụ, thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại đất nước Chùa tháp, với 60% thị phần dịch vụ ADSL, 50% thị phần dịch vụ điện thoại cố định và đứng thứ hai trong tổng số 9 nhà khai thác dịch vụ di động tại Campuchia với 2 triệu thuê bao. Tại thị trường Lào, Viettel cũng đã khai trương mạng Unitel, với cơ sở hạ tầng tương đối lớn và khoảng 1,4 triệu thuê bao.

FPT cũng kết thúc năm 2009 với những tín hiệu đáng mừng từ việc đầu tư ra nước ngoài. Tại thị trường Mỹ, chỉ sau 3 tháng cuối năm 2008 chân ướt, chân ráo thâm nhập thị trường, FPT đã “hoà vốn” và doanh số trong năm 2009 đạt 5,5 triệu USD. Đồng thời, từ chỗ các “đại gia” tại Mỹ không biết mặt biết tên, FPT USA đã nắm trong tay những khách hàng lớn như Free Scale và Omgeo và qua mặt được các đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil... Tại các thị trường khác, FPT cũng có sự tăng trưởng, mặc dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Để có được những thành công trên, Viettel và FPT đã hao tổn khá nhiều công sức. Tuy nhiên, ông Nguyễn Duy Thọ, Giám đốc Metfone cho rằng, Viettel vẫn chưa thể yên tâm với vị thế hiện có tại Campuchia. “Chỉ một chút lơ là hay sớm thỏa mãn, chắc chắn chúng tôi sẽ bị các đối thủ qua mặt và đánh mất vị thế đã có. Những khó khăn lớn nhất cần vượt qua vẫn chờ ở phía trước”, ông Thọ nói.

Ông Tùng cũng cho biết, đi ra “chợ lớn”, thì cạnh tranh cũng lớn, nên các nhân viên của FPT tại Mỹ đã phải làm việc 14-15 tiếng/ngày. “Mình phải chứng minh cho khách hàng thấy được sự cần thiết phải chọn đối tác Việt Nam thay cho các đối tác truyền thống trước đây”, ông Tùng bộc bạch.

Năm 2010, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng trên 20% cho tất cả các công ty gia công phần mềm tại nước ngoài. Riêng thị trường Mỹ, mục tiêu là tăng trưởng 100% so với năm 2009 để bù đắp cho thị trường Nhật Bản.

Về phần mình, Viettel kỳ vọng, năm 2010, Metfone đặt mục tiêu là nhà cung cấp dịch vụ “5 nhất” tại Campuchia. Đó là, nhất về mạng cáp đường trục, nhất về vùng phủ sóng, sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giá tốt nhất và hệ thống chăm sóc khách hàng tốt nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đưa ra kế hoạch vươn ra một số quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Bangladesh....

(Theo Thu Huyền // Báo đầu tư)

  • “Hụt hơi” chạy đua với đại gia
  • Sàn Giao dịch Công nghệ & Thiết bị Hải Phòng: Lợi thế cho doanh nghiệp
  • Tháng 8/2010 khởi công Nhà máy hóa dầu Nghi Sơn
  • Dư âm từ sự kiện Google vẫn chưa lắng
  • Nokia tìm cách níu giữ thời hoàng kim
  • S-Fone nay sẽ phải “tự bơi”?
  • Viettel chính thức lên tập đoàn
  • Intel công bố họ bộ vi xử lý Intel ® Core™ mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao