Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kết thúc giằng co giữa GM và Opel

Ông Carl Peter Foster, Phó chủ tịch GM phụ trách khu vực châu Âu kiêm Chủ tịch hãng Opel, vừa nộp đơn từ chức để phản đối quyết định không bán Opel cho Magna và Sberbank. 

Sau nhiều tháng tranh cãi, đầu tuần qua Hội đồng Tư vấn của General Motors Company (GM) - tập đoàn sản xuất xe hơi của Mỹ, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Toyota - đã quyết định không bán hãng con của mình tại Ðức là Opel GmbH cho Magna International, hãng cung cấp phụ tùng xe tại Canada và Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga. Fritz Henderson, Tổng giám đốc của GM cho rằng, Opel tại Ðức và Vauxhall tại Anh là hai yếu tố chiến lược của GM tại châu Âu.

Quyết định của Hội đồng Tư vấn GM đã gây ra phản đối từ nhiều phía. Ðại diện công đoàn của Opel từ chối quyết định trên. Hai ngày sau đó, hàng ngàn công nhân xuống đường biểu tình phản đối vì sợ GM sẽ sa thải nhiều công nhân hơn Magna. Chính phủ Ðức và nhiều tiểu bang tại CHLB Ðức, nơi Opel sản xuất, đã phàn nàn quyết định này. Theo ông Roland Koch, Thủ hiến tiểu bang Hessen, sau nhiều tháng cố gắng, Chính phủ Đức đã tìm được giải pháp hỗ trợ Opel, nhưng quyết định này đã làm tiêu tan các cố gắng ấy. Ông Koch muốn GM hoàn lại đúng hẹn số tiền 1,5 tỉ euro, là số tiền của Chính phủ Ðức cho Opel mượn để hãng này không bị phá sản.

Trước đây Opel là hãng sản xuất máy may, xe đạp và sau này là các loại máy xe hơi tại Ðức của gia đình Adam Opel. Sau khi chuyển thành công ty cổ phần vào năm 1929, Opel thuộc về tập đoàn GM. Thế chiến thứ 2 chấm dứt, Opel nhận trách nhiệm sửa chữa các loại xe cũ và bắt đầu sản xuất xe hơi tại Rüsselsheim và sau đó tại nhiều thành phố khác ở Ðức. Cao điểm của Opel là những năm 1970 - thời kỳ Opel dẫn đầu về sản xuất xe hơi của Ðức. Năm 1972 Opel sản xuất gần 800.000 chiếc xe, vượt qua cả Volkswagen (VW). Hiện nay với khoảng 50.000 công nhân tại châu Âu, trong đó 25.000 tại CHLB Ðức và doanh số hàng năm hơn 25 tỉ euro, Opel là hãng sản xuất xe hơi đứng hàng thứ 4 của Ðức sau VW, Mercedes Benz và BMW.

Cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã không chừa Opel. Mức sản xuất xe giảm mạnh, số công nhân bị sa thải tăng. Chính phủ các nước trên thế giới và cả Chính phủ Ðức tìm cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng, Ðức đã tung ra hằng chục tỉ euro để kích cầu. Một trong những chính sách quan trọng của Chính phủ Ðức là thưởng 2.500 euro cho những ai tại Ðức bỏ xe cũ mua xe mới. Mặt khác, Chính phủ Ðức cấp tốc cho các hãng xe bị thua lỗ vay tiền để tránh việc sa thải hay bị phá sản. Hai sự kiện này đã ngăn chặn đà sụp đổ của nhiều hãng chế tạo xe hơi và rất nhiều hãng cung cấp trong đó có Opel. Cuối tháng mười một năm 2008, Opel nhờ Chính phủ Ðức hỗ trợ cho vay khoảng trên 1 tỉ euro để tiếp tục sản xuất và giữ lại công nhân.

Không chỉ trong thời gian này mà trước đây hãng mẹ GM cũng gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2007 GM bị lỗ hơn 38 tỉ đô la Mỹ. Cuối năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính và giá dầu tăng nên số lượng xe bán, nhất là các loại xe thể thao Sport Utility Vehicle (SUV) tốn nhiên liệu đã giảm nặng. GM đứng trước tình trạng phải giảm nhân viên hay bị phá sản. Số lượng nhân viên của GM trên thế giới dự trù sẽ bị giảm khoảng 47.000 người, tại Mỹ là 21.000 người. Ðầu năm 2009, trong bản báo cáo kinh tế hàng năm, GM cho biết năm 2008 hãng đã bị lỗ hơn 30,9 tỉ đô la Mỹ. Trong năm 2008 GM đã nhận được sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Mỹ gần 13,4 tỉ đô la Mỹ và cho năm 2009 GM cần thêm khoảng 30 tỉ đô la nữa.

Ðể giúp đỡ GM, Tổng thống Barack Obama đòi hai điều kiện: thứ nhất, không được sử dụng tiền này để hỗ trợ cho các công ty con của mình ngoài nước Mỹ, thứ hai, phải tiết kiệm chi tiêu và đòi GM “bán” hãng xe Opel để giảm nợ. Sau mấy tháng điều đình với nhiều tập đoàn và với đại diện của Chính phủ Ðức, GM đồng ý sẽ bán Opel cho Magna International và Sberbank. Magna hứa sẽ chỉ sa thải tổng cộng 10.000 công nhân, trong đó tại Ðức chỉ khoảng 3.000 người và chính phủ liên bang Ðức sẽ giúp Opel 4,5 tỉ euro.

Lúc đầu Hội đồng quản trị GM đồng ý bán Opel cho Magna và Sberbank do áp lực của Chính phủ Mỹ, nhưng sau khi đăng ký phá sản từng bước và với sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ, GM bắt đầu phát triển lại và đa số trong hội đồng quản trị quyết định không “nhường” Open cho Magna nữa.

Một mặt GM muốn bán Opel để giảm nợ như ý kiến của Henderson, Tổng giám đốc của GM, nhưng mặt khác Bob Lutz, Giám đốc phát triển xe của GM, chống đối việc bán Opel cho Magna và Sberbank. Lutz e rằng, không có Opel, GM sẽ mất cơ sở ở châu Âu và thua thiệt về kỹ thuật hiện đại. Hơn nữa, việc giao Opel cho Magna sẽ tạo ra một đối thủ mới ở thị trường Nga.

Trong tuần qua hội đồng quản trị của GM đã nhận được một bản phân tích tình hình tài chính nội bộ và lợi hại của việc bán Opel. Theo bản phân tích này, việc bán Opel sẽ đem đến cho GM nhiều bất lợi.

Theo Arndt Ellinghorst, nhà phân tích kinh tế của Ngân hàng Credit Suisse, thì Opel sẽ phát triển dễ hơn nếu thuộc vào GM. GM và Opel có thể tạo ra một cơ sở vững chắc và cùng sản xuất xe hơi với số lượng lớn và qua đó có thể giảm chi phí. Xe loại này có thể bán ở Mỹ, châu Âu hay châu Á.

Hơn nữa Opel đã phát triển các kỹ thuật tân tiến về xe hơi chạy bằng điện và nhất là các loại xe nhỏ và vừa và tiết kiệm nhiên liệu mà GM còn thiếu như nhận định của Giáo sư Willi Diez thuộc Viện Kinh tế Giao thông ở Nürtingen.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn // Trang Quan Sen (CHLB Ðức))

  • GM muốn trả hết nợ vào năm sau
  • DataCard đẩy mạnh tiếp cận thị trường Việt Nam
  • AMCC mở rộng trung tâm thiết kế vi mạch
  • Vietjet Air xin lùi thời hạn cất cánh
  • Hãng hàng không Vietjet Air có thể bay vào tháng 5/2010
  • SCG đồng ý tái triển khai dự án liên doanh tại Việt Nam
  • DN ngành dược: Lợi nhuận khả quan
  • EVN cần 715.000 tỷ đồng để thực hiện Quy hoạch điện VI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao