Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không dễ đình công đúng luật

picture
“Bộ luật Lao động đã tồn tại 15 năm và qua 3 lần sửa đổi nhưng vẫn chưa đưa ra được giải pháp đột phá nào để giải quyết vướng mắc trong việc thực hiện “quyền đình công theo quy định pháp luật” của người lao động”.

Ai cũng biết, gần như 100% các cuộc đình công diễn ra tại các doanh nghiệp trên cả nước đều trái luật, nhưng câu hỏi làm thế nào và bao giờ lao động có thể đình công hợp pháp thì lại không dễ trả lời.

Tổ chức công đoàn là của doanh nghiệp

Khác với mọi năm, các cuộc đình công thường diễn ra cuối năm, chủ yếu liên quan đến chuyện lương thưởng thì trong những tháng đầu năm 2010, hàng chục cuộc đình công tiên tiếp đã diễn ra tại nhiều doanh nghiệp trên cả nước, lý do đình công cũng đa dạng hơn.

Ngày 11/3, Công ty TNHH Bando Vina (đóng tại xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, Tây Ninh), cho biết sẽ sa thải gần 1.000 công nhân (toàn bộ số công nhân ở công ty hiện nay) vì đã đình công trái luật.

Trước đó, vào ngày 9/3 và kéo dài cho tới tận hôm nay, phần lớn công nhân Công ty TNHH Endo Stainless Steel tại Khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội cũng đã tổ chức đình công với lý do liên tục tăng ca 12 tiếng/ngày trong nhiều tháng, không có phụ cấp độc hại, đặc biệt là khi đi vệ sinh phải xin đủ 3 chữ ký.

Mặc dù người lao động có những lý do xem ra rất chính đáng để đình công, song lãnh đạo của các doanh nghiệp xảy ra đình công thường vin vào lý do lao động đình công không hợp pháp để “bắt nạt” người lao động bằng cách dọa hoặc thực hiện đuổi việc công nhân mà không hề có quá trình thương lượng.

Theo ông Mai Đức Chính,  Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ chế giải quyết các cuộc đình công hiện nay được quy định chưa phù hợp dẫn đến không có cuộc đình công nào diễn ra đúng luật.

“Bộ luật Lao động đã tồn tại 15 năm và qua 3 lần sửa  đổi nhưng vẫn chưa đưa ra được giải pháp đột phá nào để giải quyết vướng mắc trong việc thực hiện “quyền đình công theo quy định pháp luật” của người lao động”, ông Chính nói.

Bàn về vấn đề đình công, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lao động cũng tỏ ra bức xúc về những bất cập trong quy định về “giải quyết tranh chấp lao động” hiện nay.

Ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, trên lý thuyết, muốn đình công hợp pháp thì trước khi đình công phải qua khâu hòa giải. Tuy nhiên, hiện nay chưa một cuộc đình công nào thành công trong quá trình hòa giải, bởi hội đồng hòa giải cơ sở lại là đại diện của người sử dụng lao động.

“Hầu hết tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp là người của doanh nghiệp. Tiếng là đại diện cho người lao động, nhưng tổ chức này lại do doanh nghiệp dựng lên, và nếu làm trái ý doanh nghiệp, họ cũng đứng trước nguy cơ mất việc như người lao động. Vì thế người lao động không hy vọng gì nhiều ở tổ chức những  tưởng đại diện bảo vệ lợi ích cho họ”, ông Lợi nói.

Luật cũng có lợi cho doanh nghiệp?

Một cán bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói với VnEconomy rằng, dự thảo Luật Lao động sửa đổi đã đưa ra nhiều điều kiện có lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề đình công. Cụ thể, dự thảo luật có nói đến quyền được “bế xưởng” (đóng cửa tạm thời) để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp khi xảy ra đình công.

Đại diện cho người lao động, ông Mai Đức Chính cho rằng, nếu đóng cửa nhà máy thì công nhân đình công ở đâu và quan trong trọng hơn là doanh nghiệp có thể sẽ vin vào đó để sa thải công nhân trái pháp luật.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quyền đóng cửa tạm thời doanh nghiệp trong thời gian người lao động đình công được nhiều nước thừa nhận là quyền của chủ sử dụng lao động để tương xứng với quyền được đình công của người lao động.

Ông Huân cho biết, đang có hai luồng ý kiến trái chiều nhau về quy định này, và hãy chờ Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, đóng cửa tạm thời và sa thải lao động cũng không dễ chút nào khi doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vào công nhân. Nếu “bế xưởng” và đuổi việc lao động mà không tuyển kịp, sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.

(Theo Vneconomy)

  • Từ chuyện đi vệ sinh phải xin phép 3 lần
  • “Khủng hoảng” thiếu công nhân
  • Vietnam Airlines và VietAir “không xung đột” lợi ích
  • Baidu: Vẫn đau đầu vì Google
  • PVI được xếp hạng quốc tế về năng lực tài chính
  • Vincom sắp tăng vốn lên 3.600 tỷ đồng
  • Nói chung là... Ai yên ổn được!
  • Viettel chính thức cung cấp dịch vụ 3G vào ngày 25/3
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao