Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ chuyện đi vệ sinh phải xin phép 3 lần

picture
Công nhân Công ty Endo Stainless Steel đình công - Ảnh: T.U.

Vụ đình công kéo dài suốt tuần qua tại một doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Hà Nội một lần nữa cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang thiếu vắng trầm trọng tiếng nói của tổ chức công đoàn.

Ngày 17/3, sau hơn một tuần nghỉ việc, tập trung đòi quyền lợi, toàn bộ 60 công nhân của Công ty TNHH Endo Stainless Steel (100% vốn Nhật Bản) tại Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội), chuyên sản xuất ống thấm nhiệt cho máy in, vẫn chưa nhận được sự hợp tác giải quyết của lãnh đạo công ty.

Phía công ty, thay vì tổ chức đàm phán với công nhân để tìm hướng giải quyết thỏa đáng, ổn định sản xuất thì đã gửi thông báo đề nghị lao động đến nhận quyết định kỷ luật và cho thôi việc.

Thêm vào đó, những công nhân đã được công ty gửi đi đào tạo 6 tháng tại Thái Lan khi nghỉ việc sẽ phải bồi thường cho công ty 4.500 USD/người.

Trao đổi với báo chí, nhiều công nhân cho biết, lý do khiến họ đình công rất “chính đáng”. Trong một thời gian dài, công nhân của doanh nghiệp này đã phải thường xuyên làm việc 12 tiếng/ngày. Thậm chí, công nhân phải nghỉ ăn trưa bằng cách thay phiên nhau. Ví dụ, một bộ phận có 3 người đứng máy thì đến giờ nghỉ ăn trưa, mỗi người phải luân phiên ở lại thay việc cho cả 3 người. Điều đáng nói ở đây là phải làm việc hơn 8 tiếng/ngày nhưng họ không được công ty trả tiền làm thêm giờ.

Thực tế, lương công nhân ở công ty này chỉ đạt 1,273 triệu/tháng. Những công nhân làm sang năm thứ hai cũng chỉ tăng 20.000 đồng/người. Trong quá trình làm việc, công việc phải tiếp xúc với nhiều hóa chất tẩy rửa độc hại như: HC 250, SP Clean 100, CBA 924, Alusol-B, đặc biệt là hóa chất Tricloetylen, song công ty không có bất kỳ khoản phụ cấp độc hại nào cho công nhân.

“Nếu chúng tôi quá mệt và xin nghỉ, xin dời ngày làm thêm vào ngày khác, thì bị công ty quy là không hợp tác và doạ đuổi việc. Đã có 3 trường hợp bị đuổi việc do không đồng ý làm thêm”, một công nhân nói.

Tuy nhiên, đỉnh điểm của sự việc này chính là ở những quy định hà khắc và vô lý. Chẳng hạn, đi vệ sinh phải xin đủ 3 chữ ký (tổ trưởng, trưởng phòng và giám đốc). Nếu ai xin ra ngoài trong giờ làm việc sẽ không được tính là lao động chuyên cần. Vì thế, hầu như không ai đạt danh hiệu này để được thưởng 100.000 đồng/tháng, vì có ai nhịn được việc đi vệ sinh!

Công đoàn làm gì?

Theo phản ánh của nhiều công nhân, người đứng đầu của tổ chức công đoàn công ty chưa bao giờ có tiếng nói bảo vệ quyền lợi của người lao động trước những qui định khắt khe của công ty. Dẫn chứng là qua hai năm tồn tại những quy định “hà khắc” của ban lãnh đạo công ty, nhưng công đoàn vẫn phải “làm ngơ” vì sợ bị ảnh hưởng đến bản thân.

Khi được hỏi về những gì công nhân đã phản ánh, bà Nguyễn Thị Thanh Hoàn, chủ tịch công đoàn của công ty không bình luận gì. Tuy nhiên, khi trao đổi với công nhân, chủ tịch công đoàn lại “thay mặt” công ty nói rằng, hiện công ty không thể tăng lương cho công nhân, vì công ty còn đang lỗ 25 tỉ!

Bà Hoàn cho rằng, mỗi năm công đoàn tổ chức cho công nhân đi nghỉ mát một ngày, dự kiến năm nay là hai ngày, nên không có chuyện không chăm lo tới đời sống công nhân.

Chiều 19/3, trao đổi với VnEconomy, một cán bộ của Liên đoàn Lao động Hà Nội cho biết, mặc dù cơ quan này đã cùng với Ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội và đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội “vào cuộc”, nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Lãnh đạo của Endo vẫn khẳng định họ không làm gì sai so với Luật Lao động.

Tuy nhiên, theo ý kiến một chuyên gia trong lĩnh vực này, tất cả những quy định trong Luật Lao động hầu hết chỉ là những quy định ở mức tối thiểu. Bộ luật này vốn chỉ được xem là lưới đỡ để người lao động không bị rơi xuống nghèo đói và không bị bóc lột.

Theo lý thuyết, người lao động phải có sự thương lượng, mặc cả với chủ sử dụng để thỏa thuận những điều cao hơn luật. Ví dụ, quy định về lương tối thiểu hiện nay ở Hà Nội là 980.000 đồng/tháng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thế nhưng, khi lao động làm thêm giờ, hoặc phải làm việc trong môi trường độc hại, thì cần có thương lượng và thỏa thuận.

Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, do tổ chức công đoàn yếu và chủ yếu là người của giới chủ, nên hầu như họ không thể giúp đỡ công nhân trong vấn đề thương lượng. Ngoài ra, do nhu cầu việc làm còn lớn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, lao động lại không đủ trình độ, nên câu chuyện thương lượng và thỏa thuận thu nhập giữa lao động và chủ sử dụng vẫn đang chỉ nằm trên lý thuyết.

(Theo Vneconomy)

  • Không dễ đình công đúng luật
  • “Khủng hoảng” thiếu công nhân
  • Vietnam Airlines và VietAir “không xung đột” lợi ích
  • Baidu: Vẫn đau đầu vì Google
  • PVI được xếp hạng quốc tế về năng lực tài chính
  • Vincom sắp tăng vốn lên 3.600 tỷ đồng
  • Nói chung là... Ai yên ổn được!
  • Viettel chính thức cung cấp dịch vụ 3G vào ngày 25/3
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao