Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiến nghị thu hồi nhiều khoản tiền lớn tại Viettel

picture
Năm 2011, doanh thu của Viettel đạt 117 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận đạt 20 nghìn tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), và đã kiến nghị xử lý, thu hồi nhiều khoản tiền lớn tại tập đoàn này.

Cụ thể, theo Thanh tra Chính phủ, năm 2008, tại công ty mẹ, Viettel chưa hạch toán doanh thu khuyến mãi số tiền trên 533 tỉ đồng và kê khai thiếu trên 53,3 tỉ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đầu ra về khuyến mãi sản phẩm dịch vụ.

Viettel đã hỗ trợ vốn cho công ty thành viên như Công ty Cổ phần Công trình Viettel số tiền trên 252,15 tỉ đồng; hỗ trợ Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 283,3 tỉ đồng; cho công ty này vay ưu đãi 370 tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, Viettel không có chức năng tín dụng và cũng không có thẩm quyền cấp tín dụng ưu đãi nên việc cho vay ưu đãi này không đúng với quy định của luật các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn yêu cầu Viettel thu hồi về công ty mẹ - tập đoàn 7,7 tỉ đồng tiền lãi của Tổng công ty Cổ phần Vinaconex (được biết, đây là thoả thuận mua bán cổ phần giữa Vinaconex với Viettel năm 2009 nhưng thực chất là một hợp đồng vay vốn mà Vinaconex phải trả tiền lãi vay nhưng Viettel chưa thu); thu về trên 30,89 tỉ đồng nguồn thu cổ phần hoá tại hai đơn vị và phải xem xét tính cả lãi tiền chậm nộp thu.

Một công ty con khác là Công ty TNHH Viettel - CHT còn chưa hề đầu tư và hoạt động kinh doanh tại khu công nghệ cao nhưng lại kê khai là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư tại đây, và Thanh tra Chính phủ yêu cầu phải truy thu số tiền mà công ty này được hưởng ưu đãi sai quy định là 2,181 tỉ đồng.

Chưa hết, cơ quan này còn phát hiện số tiền trên 307,19 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp do Viettel trích khấu hao tài sản cố định vượt so với mức khấu hao nhanh hai lần. Trong khi đó, số tiền này lẽ ra phải truy thu lại ngân sách nhà nước nhưng Viettel xin giữ lại để bổ sung vốn điều lệ và giải quyết vấn đề vốn trong việc thực hiện nghĩa vụ tái cấu trúc, tiếp quản EVN Telecom. Về khoản tiền này, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Đồng thời, Viettel cũng được Thanh tra Chính phủ yêu cầu nộp vào quỹ viễn thông công ích Việt Nam số tiền hơn 924,23 tỉ đồng; trong đó có trên 922 tỉ đồng năm 2010 tập đoàn này đã hạch toán vào chi phí nhưng đến nay chưa nộp; trên 21,5 tỉ đồng phải nộp quỹ năm 2009; 2,18 tỉ đồng phải nộp tăng thêm do tăng doanh thu dịch vụ nhắn tin di động trả sau của bốn tháng đầu năm 2010…

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Viettel kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm, khuyết điểm mà đoàn thanh tra làm rõ.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp lo sợ, nhìn nhau tăng giá
  • Vấn nạn của doanh nghiệp vận tải hàng hóa
  • Doanh nghiệp, nhà kinh tế chia sẻ kinh nghiệm “vượt bão”
  • Giải bài toán tuyển dụng cho DN
  • Kinh doanh trên mạng bắt đầu vượt vũ môn
  • Chủ tịch Vinamilk được Forbes vinh danh
  • Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tới Hòa Phát
  • Người Việt lần đầu làm túi xách hàng hiệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao