Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lại tăng thu phụ phí

Minh họa: Khều.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang trong vòng vây các loại phụ phí từ các hãng tàu. Chưa hết sửng sốt với phụ phí xăng dầu khẩn cấp (EBS) hồi đầu tháng 4 (khoảng 600.000 đồng/container 20 feet và 1,2 triệu đồng/container 40 feet) thì nay loại phụ phí mới tinh này được các hãng tàu thông báo tăng gấp đôi.

Hãng tàu Gemadept viện dẫn lý do giá nhiên liệu tăng mạnh nên từ 15-6 sẽ điều chỉnh phụ phí EBS từ mức 30 lên 63 đô la Mỹ/container 20 feet và từ 60 lên 126 đô la Mỹ/container 40 feet, tính theo ngày xếp hàng lên tàu. Hãng tàu APL - NOL Việt Nam và hãng tàu MCC cũng thông báo thu phụ phí EBS từ 1-6 với mức thu lần lượt là 63 và 51 đô la Mỹ/container 20 feet. Các hãng tàu khác như Gold Star Line, Evergreen, OOCL, Wanhai… đều thông báo sẽ điều chỉnh phí EBS lên 1,26 triệu đồng/container 20 feet và 2,52 triệu đồng/container 40 feet.

Như vậy, chỉ sau hơn một tháng áp dụng thu phụ phí EBS (cho hàng từ Việt Nam đi các cảng thuộc khu vực nội Á trừ Nhật Bản), các hãng tàu đã tăng gấp đôi loại phụ phí này. Thật hết sức khó hiểu khi các hãng tàu cho rằng phải tăng phí EBS vì “giá nhiên liệu tăng cao”, trong khi thực tế cho thấy là giá nhiên liệu trên thị trường thế giới trong vòng hơn một tháng qua không những không tăng mà còn giảm. Thậm chí trong thông báo điều chỉnh phí EBS của một số hãng tàu không viện dẫn bất cứ lý do nào!

Thực hiện yêu cầu của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã kiểm tra tại cảng TPHCM và Hải Phòng. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang bị các chủ tàu nước ngoài thu ít nhất 10 khoản phụ phí bên cạnh cước vận tải - với số tiền lên tới hàng ngàn đô la Mỹ cho mỗi chuyến hàng. Nghiêm trọng hơn, nhiều đại lý của chủ tàu (agents) tại Việt Nam còn “đẻ” thêm các khoản phụ phí con khác…

Bộ GTVT cho rằng, việc doanh nghiệp bị ép nộp thêm phí mà vẫn phải chấp nhận trả là do các phương tiện vận tải trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện Việt Nam có 36 tàu container chủ yếu thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nên chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu. Vì vậy, vào những đợt cao điểm, nhu cầu vận chuyển cao, đội tàu trong nước không đáp ứng được nên chủ tàu nước ngoài càng có cớ để bắt chẹt doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Thế nhưng, trên thực tế, đội tàu Việt Nam hiện tại chỉ chuyên chở hàng nội địa tuyến Bắc - Nam là chính. Và ngay cả đối với những hãng tàu trong nước có vận chuyển một vài tuyến thuộc nội Á như Gemadept cũng thu các loại phụ phí như EBS. Rõ ràng đây là một thách thức đối với các cơ quan quản lý của Việt Nam.

Bộ GTVT kiến nghị giao Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội chủ hàng chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành hiệp thương giá với các chủ tàu để tiến tới một thị trường giá cước và các loại phí vận tải đường biển minh bạch. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy việc hiệp thương giữa Hiệp hội chủ hàng Việt Nam và các hãng tàu khó đạt được kết quả vì thực tế các hãng tàu đã thu phụ phí EBS và CIC (phụ phí mất cân đối container) tại Trung Quốc từ hồi đầu năm ngoái, dù gặp sự phản đối từ nhiều phía, thế nhưng loại phí này không những không được các hãng tàu hủy bỏ mà còn bị tăng lên cao hơn…

Cho nên, để xử lý trường hợp các hãng tàu thu phụ phí thiếu minh bạch và vô lý, thiết nghĩ phải dùng luật điều chỉnh. Như ở Mỹ, Ủy ban Hàng hải liên bang (Federal Maritime Commission - FMC) là cơ quan có quyền lực cao nhất làm nhiệm vụ chính là theo dõi các hoạt động của các hãng vận tải biển, các nhà hoạt động trong lĩnh vực kho bãi, cảng biển… liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Mỹ nhằm duy trì và thúc đẩy sự minh bạch, rõ ràng và hợp lý trong hoạt động của họ.

Những doanh nghiệp hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu của Mỹ đều phải đăng ký với cơ quan nói trên (từ việc đăng ký vận đơn, đăng ký trách nhiệm của người vận tải, đăng ký cước vận chuyển...). Tất cả các hàng đi Mỹ, các hãng tàu đều phải khai báo với FMC trước khi hàng hạ bãi chờ xuất tại cảng đi. Mọi vi phạm về khai báo giá cước vận chuyển với FMC đều dẫn đến một mức phạt từ 5.000 đô la Mỹ/lần vi phạm. Do đó, các hoạt động liên quan đến hàng xuất nhập khẩu của Mỹ đều rất trật tự và không có việc các hãng tàu đơn phương thu phụ phí mới như ở Việt Nam.

Thiết nghĩ, Việt Nam nên rà soát lại các văn bản pháp luật hiện hành và cần thiết phải có một quy định liên quan đến hoạt động vận tải ngoại thương, có cơ quan theo dõi các hoạt động của các hãng tàu, các khoản phí và phụ phí đều phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa vào áp dụng.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao