IBM còn ghi lại dấu ấn trong nhiều tiến bộ xã hội quan trọng, từ việc xây dựng Hệ thống An ninh xã hội cho đến việc đưa con người lên mặt trăng, phát minh ra mã vạch UPC, các hệ thống ngân hàng trực tuyến và các hệ thống đặt chỗ hàng không.
Trải qua nhiều biến động kinh tế, chính trị, thảm họa tự nhiên và những “bong bóng” công nghệ, IBM vẫn tiếp tục định hình phương thức hoạt động của cả thế giới. Công ty không ngừng duy trì tốc độ đổi mới và phát minh – hoàn thiện ra một mô hình kinh doanh có thể đảm bảo một luồng chảy sáng tạo liên tục không phụ thuộc vào tình hình kinh tế toàn cầu. Tính uyển chuyển này đã cho phép IBM tạo ra những đột phá lớn về các phương diện kinh doanh, xã hội và công nghệ, giúp tạo ra sự phát triển và tiến bộ cho các ngành kinh tế theo một cách thức khác biệt với bất kỳ một công ty nào khác thông qua: Tái phát minh một công ty hiện đại: dự báo về những thách thức của hoạt động kinh doanh và cộng tác toàn cầu; Đi tiên phong trong khoa học về thông tin: tạo ra những khám phá công nghệ giúp thay đổi cuộc sống; Giúp thế giới hoạt động hiệu quả hơn: Sử dụng cuộc cách mạng thông tin để cải tiến thế giới, tạo ra môi trường tự nhiên và xã hội trong sạch, hiệu quả hơn. Các nhà phát minh của IBM đang khởi động một chu kỳ 100 năm sáng tạo mới – tạo ra những công nghệ sáng tạo, hiệu quả, thiết thực, gần gũi hơn với đời sống.
“Hãy chung tay xây dựng một Việt Nam giàu đẹp hơn” - Thông điệp mà IBM muốn gửi gắm
IBM thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1938 tới năm 1975. Năm 1993, IBM trở lại Việt Nam đánh giá thị trường và năm 1994 mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP. HCM. Năm 1996, Công ty IBM Việt Nam chính thức được thành lập và trở thành một trong những công ty CNTT 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên IBM lựa chọn để áp dụng các khung giải pháp ngành tập trung vào các lĩnh vực như chính phủ, viễn thông và ngân hàng. IBM đã xây dựng một số trung tâm mới tại Việt Nam cho một số ngành cụ thể như: Trung tâm Công nghệ Ngân hàng, Trung tâm Điện toán Đám mây và Trung tâm Dịch vụ Toàn cầu tại Hà Nội và TP HCM. Võ Tấn Long, TGĐ IBM Việt Nam cho biết: Năm 2009, năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp cả ở Việt Nam và trên toàn cầu, nhưng IBM ngược lại tăng đầu tư cho thị trường Việt Nam. Thể hiện rõ nhất bằng sự kiện khai trương Trung tâm Năng lực System z. Đây là khoảng đầu tư trị giá nhiều triệu USD. Năm 2010, IBM vẫn tiếp tục duy trì đầu tư cho trị trường đang phát triển Việt Nam với việc mở rộng các hoạt động kinh doanh dành cho các ngành khác nhau. Tháng 4/2010, IBM khai trương Trung tâm Cung cấp Dịch vụ Đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và bền vững tại TP. HCM. Đây là một dịch vụ mang tính toàn cầu của IBM, lần đầu tiên được cung cấp tại Việt Nam. IBM Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty và các tổ chức đa quốc gia, các ngành công nghiệp (ngân hàng, giao thông và thực phẩm) trong các dự án Hành tinh Thông minh hơn của mình. Coi trọng nhân tố con người, hướng vào đặc thù của Việt Nam là dân số trẻ chiếm đa số nên các hoạt động của IBM hướng vào công tác giáo duc, đào tạo cho lớp người tương lai trong các chương trình hợp tác với các trường từ mẫu giáo đến đại học.
Những dấu mốc quan trọng của 100 năm hoạt động của IBM Nếu số nhân viên ở thời điểm năm 1911chỉ là 1.300 người thì vào thời điểm hiện tại đã lên tới hơn 400.000 người. Số giờ hoạt động tình nguyện của nhân viên IBM trong thế kỷ qua là khoảng 30 triệu giờ. Trong 100 năm đầu tiên, IBM đã nhận được hơn 76.000 bằng sáng chế. Bằng đầu tiên được cấp năm 1911. Đến năm 1963, công ty tích lũy được 5.000 bằng sáng chế. Còn chỉ riêng trong năm 2010, IBM đã được cấp gần 5.900 bằng sáng chế. Trong suốt 100 năm qua, IBM đã hợp tác với nhiều khách hàng lớn: Allianz, American Express, AT&T, Ford, General Motors, Johnson & Johnson, Macy's, Pepsico, Sony, Chính phủ U.S., Bang New York, Verizon, Wells Fargo . |
(Theo Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com