Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nam Côn Sơn cung cấp 33 tỉ mét khối khí

Ảnh chụp tại trạm xử lý khí Dinh Cố. Ảnh: Lê Toàn

Công ty Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn (NCSP), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết đã đạt đến cột mốc cung cấp 33 tỉ mét khối khí thương phẩm kể từ ngày dòng khí đầu tiên vào bờ, đáp ứng từ 30% đến 35% nhu càu nhiên liệu sản xuất điện của cả nước.

Theo thông tin nhân lễ kỷ niệm 10 năm thành lập công ty, NCSP cho biết ngoài nguồn nhiên liệu khí cho các nhà máy nhiệt điện tại Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai, công ty hiện đã cung cấp hơn 2 triệu m3 condensate (được sử dụng cho việc sản xuất xăng nhiên liệu).

Với khối lượng khí cung cấp ngày một tăng, trong các mùa khô năm 2008 và 2009, công ty đã góp phần giúp ngân sách nhà nước tiết kiệm hơn 200 triệu đô la Mỹ chi phí cho việc nhập dầu DO để vận hành nhà máy nhiệt điện. Đặc biệt, trong năm nay, NCSP đã vượt công suất kế hoạch hơn 1,4 tỉ m3 khí, tương đương khoảng 1 tỉ 28 triệu đô la Mỹ do vượt kế hoạch được giao trước 2 tháng.

Đánh giá lại 10 năm hoạt động, ông Hoàng Minh, Tổng giám đốc NCSP, nói rằng một trong những thành công của dự án là đã góp phần hình thành một trong những khu công nghiệp liên hợp khí-điện-đạm lớn nhất Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn là một trong những công trình trọng điểm quốc gia. Cách đây 10 năm (15-12-2000), hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC) dự án đường ống Khí Nam Côn Sơn được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN), Công ty đường ống BP và Tập đoàn Statoil ký kết. Sau 18 tháng thi công (từ lúc khởi công ngày 31-5-2001 và hoàn thành nghiệm thu công trình cuối năm 2002), dự án đón nhận dòng khí dầu tiên vào bờ ngày 26-11-2002. Ngày 1-1-2008, BP bàn giao quyền điều hành về PVN và từ ngày 20-1-2010, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) chính thức là nhà điều hành mới của dự án.

Công trình đường ống Khí Nam Côn Sơn bao gồm: đường ống dẫn khí 2 pha đường kính 26” dài 362 km dưới biển và 8 km trên bờ có khả năng đồng thời vận chuyển khí tự nhiên và condensate đến nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn tại Dinh Cố, xã An Ngãi, huyện Long Điền.

Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn với một dây chuyền xử lý khí có công suất 10.48 triệu m3 khí/ngày trong giai đoạn 1. Sau nhiều lần cải hoán nhà máy đã nâng công suất xử lý lên 15 triệu m3 khí/ngày (2006). Giai đoạn 2 với việc mở rộng thêm dây chuyền khí thứ hai hoàn thành cuối năm 2008 đã nâng công suất xử lý của nhà máy lên 20 triệu m3 khí/ngày, đạt công suất thiết kế tối đa.

Sau khí tách khí tự nhiên khỏi condensate, khí đã được xử lý sẽ theo đường ống khí khô với đường kính 30” dài 29 km trên bờ cung cấp cho các nhà máy điện ở khu công nghiệp Phú Mỹ.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hợp nhất 3 Tổng công ty thủy sản
  • Dù muốn hay không toàn cầu hóa cũng sẽ đến với bạn
  • Triển khai hải quan điện tử: Chưa hết lo
  • Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tự in hóa đơn
  • Dịch vụ giá trị gia tăng của nhà mạng : Rằng đông thì thật là đông...
  • Đau đầu mua xe chạy phí
  • 110 doanh nghiệp nhận giải thương mại dịch vụ
  • May 10 phát triển hệ thống siêu thị M10 Mart
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao