Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguy cơ thiếu điện vào mùa khô

Tình hình cung cấp điện trong cao điểm mùa khô, vào cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 đang có nguy cơ căng thẳng khi nguồn cấp khí cho Nhà máy Điện Cà Mau có kế hoạch dừng hoạt động gần 10 ngày.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đây đã có văn bản thông báo kế hoạch dừng khai thác để bảo dưỡng lô PM3 CAA - nguồn cung cấp khí cho hai nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 (có tổng công suất lên tới 1.500 MW) từ ngày 30/4 đến 8/5 cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Kế hoạch dừng khai thác để bảo dưỡng lô PM3 CAA vào thời điểm này ngay lập tức khiến việc cung cấp điện có nguy cơ thiếu hụt, bởi thời điểm này cũng là cao điểm của mùa khô khi lũ tiểu mãn chưa kịp về các hồ thủy điện. Đặc biệt, trong điều kiện năm 2010 thời tiết khô hạn bất thường, các hồ thủy điện không tích đủ nước như bình quân mọi năm, nhưng vẫn phải thực hiện xả nước 3 lần trong đầu năm để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

EVN lập tức có công văn đề nghị PVN làm việc với nhà thầu đang điều hành lô này để chuyển thời gian dừng khai thác lô PM3 CAA sang tháng 8 hoặc tháng 9/2010. Thời gian đó, tuy nhu cầu tiêu thụ điện cũng rất cao, nhưng vì đã sang mùa mưa, nên các hồ thủy điện sẽõ có nước, không lo phải hạn chế công suất, nên việc đảm bảo cấp điện không quá căng thẳng.

Tuy nhiên, sau khi làm việc với nhà thầu, PVN đã cho hay, việc chuyển thời gian bảo dưỡng theo kế hoạch mà EVN đề nghị là không thể. Lý do là nhà thầu Talisman - TML buộc phải ngừng khai thác để bảo dưỡng định kỳ các thiết bị khai thác tại mỏ và kết hợp thay thế các thiết bị khác cùng lúc, nhằm đảm bảo và gia tăng lượng khí cung cấp trong các tháng tiếp theo.

Cùng với việc dừng cấp khí để bảo dưỡng mỏ, Nhà máy Điện Cà Mau 1 cũng sẽ dừng tổ máy tuabin khí GT3 và GT2 vào đầu tháng 5 để bảo dưỡng, theo hợp đồng đã ký với nhà thầu cung cấp thiết bị. Bởi vậy, việc dừng Nhà máy điện Cà Mau 1 sẽ có thể được kết hợp cùng thời điểm với dừng cấp khí từ lô PM3 CAA.

Theo PVN, do các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật liên quan đã được ký kết từ tháng 1/2010 và nhà thầu TML đã trình kế hoạch này lên Hội đồng Năng lượng của Chính phủ Malaysia phê duyệt, nên việc chuyển thời gian ngừng khai thác toàn mỏ sang tháng 8 và tháng 9 là không thể.

Có lẽ, việc dừng khai thác mỏ khí PM3 CAA vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 là khó tránh và điều này cũng khiến tình hình cung cấp điện trở nên căng thẳng, bởi Nhà máy Điện Cà Mau 1 và 2 chiếm tới 10% tổng công suất nguồn hiện có của toàn hệ thống. Ông Nguyễn Huy Quang, Tổng giám đốc TCT Điện lực Dầu khí (PV Power – thành viên của PVN, đơn vị đang quản lý và vận hành Nhà máy Điện Cà Mau 1 và 2) cho hay, nếu không có khí do dừng bảo dưỡng mỏ, PV Power sẵn sàng đổ dầu phục vụ phát điện. Tuy nhiên, dù PVN có sẵn lòng đổ dầu để phát điện, thì EVN chưa chắc đã sẵn lòng mua. Nguyên do là giá nhiên liệu khí đầu vào cho phát điện của Nhà máy Điện Cà Mau được tính bằng 0,46% giá dầu DO tại thị trường Singapore. Nay nếu đổ dầu vào phát điện, thì giá điện bị đội lên nhiều (khoảng trên 60% theo tính toán của các chuyên gia so với chạy bằng khí).

Dĩ nhiên, mức giá mới này sẽ khó được EVN chấp nhận, bởi dù giá đầu vào cao lên, thì EVN vẫn chỉ bán được điện với mức giá quy định. Bởi vậy, với khó khăn về nguồn cung do khô hạn, nước ít, việc đảm bảo điện vào giai đoạn Nhà máy Điện Cà Mau 1 và 2 rời khỏi hệ thống có thể sẽ rất căng thẳng. Mặc dù vậy, ngành điện có thể hy vọng rằng, khi giá điện tăng từ tháng 3, nhu cầu về điện sẽ ít tăng và ngành sẽ không phải cắt điện cho khỏi lỗ nếu phải mua điện giá cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

  • Những công trình đậm dấu ấn CIENCO 4
  • Dự cảm đầu năm
  • Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
  • Phải đảm bảo quỹ đất giao thông cho đô thị mới
  • Số vốn bị mất của tập đoàn Nhà nước đã đi đâu?
  • Toyota cố tình che giấu bằng chứng
  • Sau Tết, nhiều doanh nghiệp khó tuyển lao động
  • Maritime Bank và VEC hợp tác
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao