Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sau Tết, nhiều doanh nghiệp khó tuyển lao động

Nhiều doanh nghiệp đang đỏ mắt tìm lao động. - tinkinhte.com
Nhiều doanh nghiệp đang đỏ mắt tìm lao động.
Nếu như năm ngoái, sau Tết Nguyên đán rất nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động do phải thu hẹp sản xuất, năm nay thị trường lao động sau kỳ nghỉ Tết lại rất sôi động.

Cùng với sự trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nhiều tỉnh, thành phố, những thông báo tuyển dụng được treo đỏ rực trước cổng các công ty, đặc biệt ở các ngành nghề: may mặc và sản xuất linh kiện điện tử...

Trong khi đó, tại các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất sau Tết, người lao động tìm việc giảm hẳn so với cùng kỳ năm ngoái. Tỉ lệ lao động làm việc trở lại chỉ ở mức 70-80%. Theo các chuyên gia lao động, nguyên nhân là người lao động chưa kịp trở lại làm việc do đường sá xa xôi, đi lại khó khăn; một bộ phận tìm được việc ở quê. Bên cạnh đó, mức lương “hứa hẹn” mà các doanh nghiệp đưa ra chưa thu hút người lao động trong khi giá cả tăng cao.

Nhu cầu tuyển dụng lớn

Tại Khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội, không khí làm việc sau kỳ nghỉ  Tết đã trở lại. Khu vực thông tin tuyển dụng đang có gần 20 công ty dán thông báo tuyển dụng với số lượng lớn.

Công ty THNN Panasonic System Việt Nam chuyên sản xuất điện thoại, điện thoại tổng đài, điện thoại hình ảnh, có nhu cầu tuyển tới 500 công nhân nữ. Công ty Canon Việt Nam cũng đang ráo riết tuyển gấp 500 công nhân nữ. Công ty Nissei Electric Hà Nội tuyển 200 công nhân nữ thời vụ...

Các công ty như Tokyo Micro Việt Nam, Ryonan Eletric, FCC Việt Nam, Jtec Hà Nội, Bút chì Mitsubishi, Matsuo, SD Việt Nam cũng tuyển từ 10 đến vài chục lao động.

Tuy nhiên trong số  gần 20 doanh nghiệp đăng thông báo tuyển dụng thì  chỉ có hai công ty tuyển lao động nam là: Công ty TNHH HAL Việt Nam chuyên sản xuất khuôn đúc, đúc nhôm cho ngành công nghiệp ô tô, xe máy và Công ty SD Việt Nam chuyên gia công, sản xuất các sản phẩm dây dẫn điện dùng cho điều hòa, tủ lạnh, máy camera. Số lượng cũng rất hạn hẹp. Chính vì thế mà rất nhiều lao động nam đang tìm việc tại đây đều tỏ ra thất vọng.

Bạn Nguyễn Văn Hiệp quê ở Yên Bái cho biết, vẫn chưa tìm được việc nào ưng ý bởi chỉ tiêu tuyển dụng nam của các doanh nghiệp quá ít. Bên cạnh đó, mức lương quá thấp, tính cả các khoản phụ cấp tăng ca, đi lại, độc hại... thu nhập của lao động cũng chỉ dao động từ 2 triệu đến 2,2 triệu đồng/tháng.

Theo ông Ngô Chí Hùng, Phó trưởng Ban Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội, hiện tại các doanh nghiệp mới bước vào sản xuất  được vài ngày sau Tết, nên chưa báo cáo được hết nhu cầu tuyển dụng lao động nhưng chắc chắn năm 2010 tình hình tuyển lao động sẽ rất khó khăn. Dự kiến các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội cần khoảng 1 vạn lao động trong năm 2010.

Còn tại Tp.HCM, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động cho biết, ước tính sau Tết Canh Dần, thành phố cần hơn 50.000 lao động, nhiều nhất vẫn là chỉ tiêu lao động có tính chất thời vụ, phổ thông, dịch vụ.

Khó tuyển đủ

Điểm đặc biệt của thị trường lao động sau Tết năm nay đó là xu hướng chuyển dịch chỗ làm khiến cho doanh nghiệp khó tuyển đủ công nhân.

Tại Trung tâm tuyển dụng Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), anh Nguyễn Văn Thành quê Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết mới nghỉ việc ở Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai) sau gần 6 năm làm ăn xa nhà. Về quê ăn Tết, Thành quyết định không trở lại làm việc ở Biên Hòa mà tìm công việc ở gần nhà để ổn định cuộc sống.

Là thợ tiện, phay lành nghề nhưng khi xem kỹ thông tin tuyển dụng thì Thành đều buồn vì các công ty không có sự phân loại lao động, lao động chưa có nghề và lao động lành nghề đều có mức lương như nhau. Ở chỗ làm cũ , Thành có thu nhập 2,8 triệu/tháng nhưng các công ty ở Khu công nghiệp Thăng Long chỉ chi trả cao nhất khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.

Không chỉ những lao động phía Bắc làm việc trong khu công nghiệp phía Nam có nhu cầu "nhảy" việc, tìm việc ở gần nhà mà sự chuyển dịch lao động đang diễn ra ở ngay trong các khu công nghiệp ở Hà Nội.

Theo ông Ngô Chí Hùng, chắc chắn nguồn tuyển của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội sẽ bị thu hẹp bởi lao động “chạy” về các khu công nghiệp ở gần nhà. Hiện cái khó nhất của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của Hà Nội là chỗ ở cho công nhân. Trong khi đó, mức lương chỉ 1,5 triệu với điều kiện phải thuê nhà, sinh hoạt ở Hà Nội thì rất khó giữ chân người lao động.

(Theo // Vneconomy)

  • Số vốn bị mất của tập đoàn Nhà nước đã đi đâu?
  • Toyota cố tình che giấu bằng chứng
  • Maritime Bank và VEC hợp tác
  • HABECO phấn đấu nộp ngân sách hơn 2.517 tỷ đồng
  • Doanh nghiệp tư nhân: Vì sao không lớn được?
  • Vì sao doanh nghiệp mua gạo cầm chừng?
  • Rời Mỹ, chủ tịch Toyota đến Trung Quốc
  • Chủ tịch hãng Toyota ra điều trần trước Quốc hội Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao