Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đạt mốc sản xuất 3 triệu tấn


- Đây cũng là thành quả vô cùng quan trọng trong bối cảnh thị trường phân bón liên tục biến động thất thường và khó dự báo

Tin từ Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP ngày 5/1 cho biết, Nhà máy Đạm Phú Mỹ (ĐPM) do Tổng Công ty quản lý và điều hành đã đạt mốc sản xuất 3 triệu tấn phân đạm sau hơn 04 năm chính thức hoạt động, góp phần quan trọng trong việc ổn định nguồn cung phân bón cho thị trường trong nước trong những năm qua. 

Với mốc sản lượng đạt 3 triệu tấn kể từ ngày chính thức hoạt động, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã vận hành an toàn với công suất tối đa trong hơn 4 năm qua, đưa ĐPM trở thành nhà sản xuất và kinh doanh phân bón chủ lực của cả nước, thể hiện sự chỉ đạo và đầu tư đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) nói chung và ĐPM nói riêng. Đây cũng là thành quả vô cùng quan trọng trong bối cảnh thị trường phân bón liên tục biến động thất thường và khó dự báo, có những ảnh hưởng lớn đến việc ổn định sản xuất – kinh doanh của gần 70% dân số sinh sống bằng nghề nông trên cả nước.  

“Sự thành công trong vận hành – sản xuất – kinh doanh của Nhà máy Đạm Phú Mỹ trong thời gian qua được coi là một điểm sáng về việc phát huy nội lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm đưa những thành tựu của nền công nghiệp hiện đại tới người nông dân,” ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐPM cho biết. 

Đây cũng là thành quả của sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của Chính Phủ cùng các bộ liên quan trong việc ưu đãi về thủ tục đầu tư, tài chính, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đối với việc tạo điều kiện về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, của ngành Dầu khí trong việc thực hiện vai trò của chủ đầu tư cũng như sự hợp tác chặt chẽ của toàn bộ cán bộ công nhân viên ĐPM và tổng thầu trong suốt quá trình xây dựng và vận hành Nhà máy, ông Thắng cho biết thêm. 

Dự án xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ, với tổng vốn đầu tư xây dựng là 380 triệu USD từ nguồn vốn trong nước, là một trong những dự án thuộc khâu sau đầu tiên và hiện đại bậc nhất của ngành dầu khí và được thực hiện và chuyển giao công nghệ với tiến độ nhanh. Trong vòng 03 năm, từ một vùng đất sình lầy sú vẹt hoang vu đã mọc lên một nhà máy đồ sộ và hiện đại. Nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất ammoniac của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch) và công nghệ sản xuất urea từ ammoniac của hãng Snamprogetti (Ý). Đây là những công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Sau 9 tháng kể từ ngày Nhà máy chính thức hoạt động, các cán bộ, kỹ sư Việt Nam đã tiếp quản nhà máy từ nhà thầu nước ngoài và tự vận hành từ ngày 21/09/2004. 

Tiếp theo sự thành công trong sản xuất và vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ, theo chỉ đạo của PetroVietnam, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP hiện đang tích cực chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để có thể vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau, tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh, nhập khẩu phân bón và đầu tư ra nước ngoài với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất và kinh doanh phân bón và hóa chất, khẳng định sứ mệnh hoạt động là luôn đồng hành với bà con nông dân, vì sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. 

Trong năm 2008, Tổng Công ty đạt khoảng hơn 6.000 tỷ đồng doanh thu và gần 1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đến ngày 24/12/2008, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã hoàn thành kế hoạch năm sản xuất 740.000 tấn phân urea và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2008./.

(Theo vov )

  • Những thương hiệu lớn sắp cổ phần hóa
  • Intel công bố 3 đối tác bán lẻ chiến lược tại Việt Nam
  • Gazprom sẽ nhận được 1,5 tỷ USD từ Ukraina vào ngày 11-1
  • Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: Những thành tựu nổi bật trong năm 2008
  • Tập đoàn Siemens rơi vào vòng lao lý vì tội đưa hối lộ
  • Đối thoại về thuế và hải quan: Quy định vẫn còn “hành” doanh nghiệp
  • Airbus giao 12 chiếc A380 trong năm 2008
  • Prudential Finance mở rộng nhiều gói dịch vụ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao