Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những tiện ích và những điều cần lưu ý

Khai báo hải quan điện tử ở Công ty Tre Làng. Đ. Nghĩa

Việc khai báo hải quan điện tử đã được áp dụng khá phổ biến từ đầu năm 2011. Đến nay, sau hơn một năm áp dụng, phần lớn các doanh nghiệp đều hài lòng với những tiện ích do loại hình thông quan này mang lại.

Theo các doanh nghiệp, hình thức thông quan điện tử (khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu qua mạng Internet thay vì mang chứng từ đến các chi cục hải quan) giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí đi lại… Tuy nhiên, vẫn còn đôi chút vướng mắc là thỉnh thoảng đường truyền dữ liệu bị nghẽn, làm mất thời gian, gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

Thuận lợi, bớt nhiều khoản phí

Chị Đinh Thị Huỳnh Khánh, nhân viên kinh doanh của Công ty Tre Làng, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu bàn ghế làm bằng tre, cho biết công ty chị bắt đầu áp dụng hình thức khai báo hải quan điện tử từ cuối năm 2011. “Từ lúc chuyển sang hình thức thông quan này, công ty tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức đi lại. Ngồi tại công ty khai báo tờ khai hàng xuất khẩu chỉ mất khoảng 2-3 tiếng đồng hồ thay vì phải mất cả ngày như trước đây”, chị Khánh cho biết.

Theo chị Khánh, khi khai báo điện tử, nếu có sai sót, phần mềm sẽ tự báo lỗi để sửa chữa, không như trước kia, chị phải tự đánh máy tờ khai và chuẩn bị hồ sơ, đôi lúc không biết chứng từ sai sót ở chỗ nào, thiếu loại giấy tờ gì mà nếu lỡ mang đến chi cục hải quan, cán bộ tiếp nhận trả lại chứng từ và yêu cầu bổ sung, thì mất rất nhiều thời gian, có thể ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc khai báo hải quan điện tử còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản tiền “phong bì” so với trước kia.

“Gửi tờ khai điện tử đi thì sẽ được cấp số tờ khai, phân luồng hàng hóa xanh, vàng, đỏ (luồng xanh là miễn kiểm 100%, thường dành cho các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm, có uy tín, hoạt động tốt, không nợ thuế hàng hóa không thuộc diện phải quản lý theo điều kiện…; luồng vàng là kiểm tra chứng từ; còn luồng đỏ là kiểm tra toàn bộ hàng hóa cũng như các chứng từ kèm theo). Tiếp đến in tờ khai đã có chứng nhận của hải quan và đến cảng để cán bộ phụ trách kiểm hàng và ký tên cho xuất khẩu là xong”, chị Khánh nói.

Tuy nhiên, theo chị Khánh, đôi lúc hàng hóa tại một số cảng (như Cát Lái) về nhiều, nên thời gian xử lý tờ khai điện tử hơi chậm.

Các rắc rối phát sinh thường do yếu tố con người là chính, ít khi do lỗi của phần mềm. Bình thường việc khai hải quan điện tử mất khoảng 2-3 tiếng, nhưng nếu nghẽn mạng có thể mất 1-2 ngày. Đáng lo nhất là ngày mai cắt máng (cut off), ngày mà hàng hóa được chuyển lên tàu, mà hôm nay chưa thông quan được, hàng dễ bị rớt lại, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho đối tác, phát sinh thêm các chi phí khác… Do vậy, công ty thường khai báo hải quan điện tử trước vài ngày để phòng ngừa rủi ro, chị Khánh cho biết thêm.
Còn theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH SCJ TV Shopping, doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm điện tử, gia dụng qua truyền hình, hình thức thông quan điện tử mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp của ông.

“Nếu may mắn được phân luồng xanh, doanh nghiệp chỉ việc in tờ khai, đến cảng nộp cho cán bộ hải quan ở cửa khẩu, các bước này cũng giống như khai hải quan truyền thống, chỉ khác là tờ khai in tại doanh nghiệp thì có sẵn mã vạch trên đó, cán bộ hải quan chỉ cần soi mã vạch để kiểm tra thông tin. Do vậy, không có hiện tượng làm giả, gian dối trên tờ khai”, ông Tuấn nói.

Một điểm thuận lợi khác của hải quan điện tử là cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp đồng bộ với dữ liệu của hải quan, sẽ dễ dàng, thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc kiểm kê sau này.

SCJ TV Shopping không đầu tư gì nhiều cho việc áp dụng hình thức khai báo này, chỉ cần một máy vi tính có kết nối Internet tốt và đăng ký với cơ quan hải quan để được cấp tên tài khoản và mật khẩu để sử dụng.
“Có thể có đôi chút lo ngại về việc lộ các thông tin quan trọng khi khai báo hải quan điện tử, song với việc hải quan điện tử mang lại nhiều lợi ích thì SCJ TV Shopping vẫn quyết định sử dụng”, ông Tuấn cho biết thêm.

Theo các doanh nghiệp, thời gian gần đây cơ quan hải quan tại TPHCM đã bắt buộc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện hình thức khai báo điện tử, chỉ còn một số ít doanh nghiệp nhỏ lẻ, xuất nhập khẩu hàng hóa không thường xuyên thì được thực hiện theo kiểu truyền thống.

Cập nhật kiến thức về xuất nhập khẩu

Từ kinh nghiệm của mình, chị Khánh của Công ty Tre Làng chia sẻ, nhân viên khai báo hải quan điện tử phải nắm chắc các quy định, chính sách của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để làm các bước thủ tục hải quan điện tử cho đúng. Bên cạnh đó, nhân viên này cũng cần phải luôn cập nhật các quy định về xuất nhập khẩu như: điều kiện giao nhận hàng hóa theo thông lệ quốc tế mang tên Incoterm (mới nhất là Incoterm 2010 được áp dụng từ đầu năm 2011), các điểm thay đổi của Nhà nước trong quy định xuất nhập khẩu, mã hàng hóa HS (mã số dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu được ghi trên tờ khai)…, nhằm thực hiện hợp đồng ngoại thương cho tốt.

Còn theo ông Tuấn, trong quá trình thông quan hàng hóa, để tránh xảy ra các rắc rối, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ như giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O, chứng thư kiểm định chất lượng, số lượng…

“Một lô hàng nhập từ Hàn Quốc để bán lại cho Campuchia, nhân viên làm thủ tục hải quan nếu không nắm vững quy định sẽ làm thủ tục nhập vào Việt Nam, sau đó mới làm thủ tục xuất khẩu qua Campuchia, thay vì phải làm thủ tục tạm nhập tái xuất. Doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, trong khi hai loại thuế này là một khoản không nhỏ, gây tổn hại cho doanh nghiệp”, ông Tuấn cho biết.

Tuy nhiên, khai hải quan điện tử chẳng may bị sai mà không phát hiện được thì sẽ không hủy được tờ khai đó – khác với hình thức truyền thống – dù thông tin sai đó là nhỏ nhất. Lúc đó, doanh nghiệp cần phải làm công văn giải trình tại chi cục hải quan, nêu lý do làm sai và phải chịu một mức phạt, gây phiền toái cho doanh nghiệp, ông Tuấn cho biết thêm.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, nhiều công ty thuê dịch vụ khai báo không có uy tín, nếu sai sót, doanh nghiệp sẽ là người chịu thiệt nhiều nhất, do đó, doanh nghiệp cần cẩn thận khi chọn đối tác khai báo dịch vụ thông quan điện tử.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Khó tìm kiếm doanh nghiệp Việt Nam trên mạng
  • Nên “gỡ” trần chi phí quảng cáo
  • Doanh nghiệp chuyển hướng sang hàng giá rẻ
  • Thoát chết nhờ... kinh doanh 'liều'
  • Vụ đổi chủ khách sạn Daewoo Hà Nội và cuộc 'so găng' ngoạn mục
  • “Cứu các doanh nghiệp thua lỗ nặng là không thể”
  • Các “ông lớn” ngồi trên đống nợ
  • Vietnam Airlines vay Eximbank 100 triệu USD: “Cứ để hồ sơ trong tủ”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao