Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Ông lớn" cũng phải lo!

Năm 2011, doanh thu tăng gần 44,2%, lợi nhuận sau thuế tăng gần 82% so với năm 2010. Năm 2012, liệu Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí có tăng trưởng được như vậy?

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) vừa công bố kết quả kinh doanh cả năm 2011 với con số tăng trưởng đột biến, cho thấy tài chính của doanh nghiệp vẫn dồi dào, bất chấp điều kiện kinh tế khó khăn chung. Do đâu mà PVFCCo có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2011 ấn tượng như vậy?

Phía sau sự tăng trưởng đột biến

Thống kê trong vòng 5 năm trở lại đây, doanh thu của PVFCCo duy trì mức ổn định, nhưng Công ty đã trải qua 2 mốc tăng trưởng đột biến trong năm 2008 và 2011. Hai mốc tăng trưởng này đều xuất phát từ nguyên nhân khách quan giống nhau: giá phân bón trong nước biến động mạnh cùng giá phân bón trên thị trường thế giới, trong đó giá phân bón thế giới tăng do nhu cầu đầu cơ hàng hóa nông sản. Trong năm 2011, từ tháng 1 đến tháng 3, giá phân urê chỉ ở mức 325 - 375 USD/tấn FOB. Tuy nhiên, giá liên tiếp tăng trong các tháng tiếp theo, lập đỉnh trong tháng 9 khi lên tới 510 USD/tấn FOB. Cầu phân bón tăng mạnh do nhu cầu đầu cơ hàng hóa nông sản, trong khi thiếu hụt nguồn cung, các nhà máy sản xuất rơi vào thời kỳ bảo dưỡng, sửa chữa. Vì thế, PVFCCo hưởng lợi rất nhiều từ nguyên nhân khách quan này, khiến cho doanh thu tăng vọt.

Không chỉ vậy, PVFCCo nắm giữ thị phần chi phối sản xuất phân bón cả nước với thương hiệu Đạm Phú Mỹ (DPM). Theo Bộ Công Thương, sản xuất phân bón của cả nước năm 2011 đạt khoảng 4,71 triệu tấn, tăng 29,3% so với năm 2010, trong đó phân đạm là 995,2 nghìn tấn, riêng sản lượng của PVFCCo đã là 800 nghìn tấn (chiếm 80% thị phần). Do vậy, doanh nghiệp này hoàn toàn có thể điều tiết giá phân bón trên thị trường, cũng như hưởng lợi thế trong bối cảnh cung - cầu phân bón thiếu cân đối. Vì thế, tăng trưởng đột biến của PVFCCo trong năm 2011 đến từ năng lực sản xuất, điều tiết thị trường của doanh nghiệp, cộng hưởng với diễn biến tăng giá mạnh của thị trường phân bón thế giới.

Bức tranh cạnh tranh mới

Sản lượng của PVFCCo chiếm 80% thị phần phân bón của cả nước.

Bước sang năm 2012, thị trường sản xuất phân đạm trên cả nước sẽ có sự thay đổi lớn, đặc biệt về tính cạnh tranh. Vào tháng 11/2011, nhà máy điện đạm Cà Mau được chính thức đưa vào vận hành với công suất 800.000 tấn/năm, tương đương với công suất nhà máy đạm Phú Mỹ của PVFCCo. Đồng thời, sẽ có thêm 2 nhà máy sản xuất phân đạm mới đi vào hoạt động trong quý II năm 2012 là Đạm Ninh Bình (280.000 tấn/năm) và Đạm Hà Bắc (500.000 tấn/năm), đưa tổng năng lực sản xuất trong nước lên tới 2,38 triệu tấn/năm. Như vậy, thị trường sẽ chính thức cung vượt cầu, buộc các DN phải tính chuyện xuất khẩu.

Gần đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa trình Chính phủ về việc giao cho PVFCCo - công ty con của Tập đoàn, độc quyền phân phối sản phẩm từ nhà máy điện đạm Cà Mau. Theo ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc PetroVietnam, PVN chỉ báo cáo để Chính phủ biết, còn việc PVFCCo phân phối đạm Cà Mau đã được triển khai. Ông Hậu lý giải: "Đạm trong nước phải cạnh tranh gay gắt với đạm nhập khẩu. Nhà nước cho phép PVN sản xuất đến 90% sản lượng đạm của cả nước thì PVN phải lo tiêu thụ. Qua hệ thống phân phối của Đạm Phú Mỹ, PVN muốn PVFCCo phân phối luôn cả đạm Cà Mau, như vậy sẽ hiệu quả hơn".

Theo nguồn tin từ PVN, Tập đoàn đang muốn thoái 49% cổ phần tại nhà máy điện đạm Cà Mau. Trong khi đó, PVFCCo cũng bày tỏ ý định mua cổ phần tại đây để tăng cường ảnh hưởng trên thị trường sản xuất phân bón của riêng công ty mà không đơn thuần chỉ phân phối sản phẩm cho Tập đoàn. Dĩ nhiên, với tiềm lực tài chính dồi dào, PVFCCo hoàn toàn đủ sức tham gia nắm giữ cổ phần chi phối tại nhà máy điện đạm Cà Mau. Đồng thời, doanh số bán hàng của PVFCCo trong năm 2012 sẽ được duy trì tốt nhờ hoạt động phân phối sản phẩm của Đạm Cà Mau.

Giải đáp bài toán tăng trưởng năm 2012

Động lực tăng trưởng của PVFCCo không chỉ phụ thuộc vào bức tranh cạnh tranh trên thị trường phân đạm nội địa mà còn phụ thuộc vào diễn biến thị trường phân bón thế giới. Đối với thị trường nội địa, tình trạng thiếu cung sẽ dịch chuyển sang thừa cung. Khi các nhà máy Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc đưa hàng ra thị trường, ước tính nguồn cung sẽ thừa 380.000 tấn so với lượng cầu của cả nước trong năm. Nguồn cung dồi dào sẽ khiến giá phân bón trong nước ít biến động hơn, do đó, tăng trưởng đột biến của DPM trong năm 2011 sẽ khó có thể lặp lại trong năm 2012. Thêm vào đó, giá urê trên thị trường thế giới hiện đang giảm 30% so với giữa năm 2011.

Lượng tiền mặt hơn 4.070 tỷ đồng, tiền lãi hơn 500 tỷ đồng/năm, kết quả kinh doanh của PVFCCo năm 2011 là mơ ước của nhiều doanh nghiệp.

Xét về ngắn hạn, tăng trưởng của PVFCCo sẽ không bị tác động đáng kể do Công ty duy trì vị thế đầu ngành, sản phẩm có thương hiệu và sức tiêu thụ tốt. Theo công bố mới nhất, sản lượng kinh doanh năm 2012 của PVFCCo ước tính là 1,68 triệu tấn phân bón, trong đó 850 nghìn tấn công ty tự sản xuất, 560 tấn phân phối từ nhà máy Đạm Cà Mau, phần còn lại là nguồn phân bón nhập khẩu. Kế hoạch tài chính 2012 khá khiêm tốn với doanh thu 15.810 tỷ đồng, tăng gần 70% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 43% so với năm 2011, chỉ đạt 1.787 tỷ đồng. Rõ ràng, DPM đã dự trù sẵn kịch bản khó khăn của năm 2012 với giá bán khí nguyên liệu sẽ tăng thêm 40%, làm đội thêm chi phí giá vốn sản xuất phân bón, đi kèm tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Kịch bản thận trọng này cũng đã tính đến việc giá phân bón trên thị trường thế giới sẽ đi xuống do dư thừa nguồn cung và tình trạng bão hòa cầu trên thị trường nội địa.

Về lâu dài, Công ty đã đề xuất một số định hướng phát triển khác nhau nhằm đối mặt với những thách thức kể trên. Thứ nhất, ký kết xuất khẩu với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Thụy Sĩ nhằm tìm đầu ra tại thị trường thế giới. Thứ hai, đa dạng hóa đầu tư sản phẩm hóa chất như các loại phân bón khác NPK, vi sinh… thông qua việc đầu tư dự án sản xuất mới. Quan trọng hơn cả đối với PVFCCo là chiến lược phát triển dài hạn để duy trì đà tăng trưởng, mặc dù công ty đang dẫn đầu ngành, chiếm thị phần sản xuất phân đạm lớn nhất trên cả nước.

(Theo Doanh Nhân)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao