Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rất ít các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được vốn ưu đãi

Trước bối cảnh khó khăn của doanh nghiệp, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ chưa được hưởng lợi từ các chính sách này.

Rất ít các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ tiếp cận được vốn ưu đãi

Tại hội thảo Quản trị hiệu quả nguồn vốn – Cơ hội đầu tư 6 tháng cuối năm do VCCI và Cổng thông tin ngân hàng laisuat.vn tổ chức, các chuyên gia nhận định, 5 tháng đầu năm, nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro; thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất còn cao.
 

Theo khảo sát của VCCI, gần 80% doanh nghiệp vẫn dựa vào vốn vay ngân hàng, lãi vay của các doanh nghiệp trung bình ở mức 18%. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận tín dụng ưu đãi hàng năm dao động khoảng 12%-13% số mức vay trung bình là gần 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, đối tượng tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp lớn ngành nông nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa ngành dịch vụ, doanh nghiệp Nhà nước. Rất ít các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ tiếp cận được vốn ưu đãi.

Theo TS Phạm Thị Thu Hằng - Tổng thư ký VCCI, rõ ràng chính sách ưu đãi vốn chưa nhằm vào khu vực doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ. Điều này tạo nên một thế bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ ngày càng bị yếu đi, trong khi đó nguồn lực của Nhà nước lại dồn vào khu vực doanh nghiệp vừa và lớn (khu vực tạo rất ít việc làm) ngày càng có lợi thế về quy mô, áp đảo các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ. Bên cạnh đó, hiện nay quỹ bảo lãnh tín dụng còn rời rạc, ở TƯ và địa phương, ở địa phương còn yếu nên doanh nghiệp không tiếp cận được dịch vụ này.

Doanh nghiệp tự cứu mình trước khi trời cứu

Để giải quyết tình trạng trên, bà Hằng kiến nghị cần tăng tiến độ phân bổ và giải ngân cho các dự án đầu tư công. Đồng thời giảm thuế và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp; kiểm soát việc tăng chi phí đầu vào đối với doanh nghiệp. Mặt khác, cần xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề khoanh nợ và giãn nợ cho các doanh nghiệp. Cũng như phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các Quỹ đầu tư hoạt động, góp phần thúc đẩy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Ngoài ra, có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn bằng việc sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56/2009 –NĐCP; hợp tác với các hiệp hội áp dụng hình thức cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp cực nhỏ (dưới 10 lao động). Mở rộng hình thức cho vay thế chấp bằng sản phẩm của các doanh nghiệp; rà xét, đánh giá và có biện pháp mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng. Hơn nữa, cần khuyến khích ngân hàng thương mại phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng nhất định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa …

Theo TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế, Nghị quyết 13 của Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn tuy nhiên cần có những biện pháp cụ thể hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên theo ông, doanh nghiệp nên “tự cứu mình trước khi trời cứu”. Doanh nghiệp phải tự điều chỉnh sản xuất kinh doanh theo tín hiệu thị trường, phải chủ động dự báo và chuyển động, tập trung vào những thị trường có tiềm năng. doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại không nên coi đây chỉ là công việc của chính phủ, của nhà nước. Và tiếp tục hiện đại hóa công nghệ, quản trị, nâng cao chất lượng nhân lực cốt lõi. Đa dạng hóa nguồn vốn, mời doanh nghiệp nước ngoài vào liên danh, góp vốn nhằm huy động nguồn vốn.

Cũng tại hội thảo, ông Phạm Thiện Long - Phó TGĐ HDBank đưa ra các giải pháp khơi thông nguồn vốn trên thị trường bằng việc khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Hoàn thiện khung pháp lý đối với các hoạt động mua bán nợ, mua bán tài sản đảm bảo, giải thể, sáp nhập… Ông Long cũng cho rằng các ngân hàng nên giảm bớt những quy định khắt khe trong quá trình cấp tín dụng cũng như nhận tài sản đảm bảo để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn vay; hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các gói sản phẩm với lãi suất ưu đãi…  Có như vậy, doanh nghiệp mới có khả năng tiếp cận vốn vay, phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời điểm hiện nay.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hợp nhất MobiFone - VinaPhone: “Đang chờ Thủ tướng Chính phủ…”
  • Mổ xẻ "yếu huyệt" của đại gia FPT
  • Sóng chưa lặng với Sudico
  • Vốn các “ông lớn”: 60% là đi vay
  • Thêm 4.100 doanh nghiệp đóng cửa trong tháng 5
  • Kiểu dáng trái cây: Mất độc quyền vì lộ
  • Làm cá khô thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
  • Những tiện ích và những điều cần lưu ý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao