Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm 4.100 doanh nghiệp đóng cửa trong tháng 5

picture
Tín dụng tăng hơn 33% năm 2010, đến 2011 là 14% và những tháng đầu năm nay lại tăng trưởng âm 0,83% thì có thể thấy doanh nghiệp khó khăn thế nào khi một lượng vốn rất lớn không được đưa ra thị trường.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 7/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhắc lại con số 4 tháng đầu năm đã có trên 17.700 doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ và cho biết, cập nhật đến 31/5 đã có 21.800 doanh nghiệp thuộc diện khó khăn này.

Con số này cũng chính xác với ước tính được ông Cao Viết Sinh, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại cuộc họp Ủy ban Kinh tế vào giữa tháng 5. Là "nếu cứ đà này trung bình một tháng sẽ có từ 4 đến 4,5 nghìn doanh nghiệp giải thể, thì chắc chắn năm nay con số sẽ xấp xỉ năm ngoái, dự báo khoảng 50 nghìn doanh nghiệp sẽ giải thể, ngừng hoạt động".

Xung quanh những con số mà không ít ý kiến cho rằng có thể chưa phản ánh đầy đủ thực trạng "bi đát" của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ trưởng Vinh cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho Tổng cục Thống kê, Cục Đăng ký kinh doanh và Cục phát triển doanh nghiệp thực hiện tại 63 tỉnh thành phố. Nên số liệu gửi báo cáo chính phủ có đầy đủ tới từng địa bàn một, từng tỉnh một có bao nhiêu doanh nghiệp được thành lập mới, bao nhiêu giải thể, khó khăn, chậm nộp thuế, trong lĩnh vực nào, mảng nào, tính từ 1/1/2011 đến 30/4/2012.

"Đây là số liệu dầy và chi tiết, là số liệu gốc của tất cả các báo cáo, không có số liệu nào khác ngoài số liệu của Bộ hết", ông Vinh khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng, để đánh giá một cách hết sức công tâm trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn giao Tổng cục Thống kê gửi phiếu phỏng vấn tới hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để đánh giá xem họ đang khó khăn thế nào, mắc cái gì, để  xuất cơ chế tháo gỡ ra làm sao, từ đó có báo cáo gửi tới Chính phủ, rất đầy đủ.

Có thực trạng là chắc chắn doanh nghiệp khó khăn, không thể nói là không khó khăn được. Nhìn vào chỉ tiêu tín dụng tăng hơn 33% của năm 2010, đến 2011 là 14% và những tháng đầu năm nay lại tăng trưởng âm 0,83% thì có thể thấy doanh nghiệp khó khăn thế nào khi một lượng vốn rất lớn không được đưa ra thị trường.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, đánh giá số doanh nghiệp khó khăn, giải thể phải nhìn theo hai mặt, một cách bình tĩnh. Trong số các doanh nghiệp khó khăn đó, rất nhiều doanh nghiệp bị giải thể là doanh nghiệp mới thành lập. Doanh nghiệp mới thành lập ở các nước tỷ lệ giải thể rất nhiều, không chỉ ở Việt Nam. Thường thì ở các nước từ khi doanh nghiệp đăng ký cho tới khi đi vào hoạt động thì tỷ lệ tồn tại chỉ là 70%. Ở Việt Nam trên 70-80% là bình thường thôi.

Phải nhìn nhận là trong số các doanh nghiệp phải giải thể vừa qua cũng có nhiều doanh nghiệp thuộc diện mới thành lập, không thể tồn tại được thì phải giải thể. Loại thứ hai là doanh nghiệp yếu kém, quản trị kém, kinh doanh mặt hàng không phù hợp… nên khó khăn và phải giải thể, đình hoãn. Những trường hợp giải thể như vậy có thể coi là sự sàng lọc tự nhiên trong cơ chế thị trường. Trong khó khăn sẽ loại đi doanh nghiệp yếu kém để những doanh nghiệp nào mạnh khỏe thì tồn tại, đó là sự chọn lọc tốt.  Trong đề án tái cơ cấu thì chúng ta cũng mong muốn doanh nghiệp này phải giải thể đi, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thừa nhận thực tế là có những doanh nghiệp thực sự kinh doanh tốt, định hướng lâu dài có thể phát triển được,  cần duy trì thì họ đang khó khăn, thiếu nguồn vốn, do giá đầu vào rất cao, tiêu thụ khó khăn, thị trường xuất khẩu giảm…, ông Vinh cho rằng cần hỗ trợ cho mảng doanh nghiệp này trên cơ sở chọn lọc đối tượng, lĩnh vực.

"Doanh nghiệp khó khăn là điều không ai phủ nhận, vì có số liệu rõ hết rồi. nhưng trong đó có tỷ lệ doanh nghiệp phải thải loại theo quy luật tư nhiên, nhưng chúng ta cần có hỗ trợ đúng cho những doanh nghiệp mang lại giá trị tốt cho xã hội. Đấy chính là bước đầu tái cơ cấu trong giai đoạn khó khăn này" ông nhấn mạnh

Với câu hỏi đề nghị đánh giá về liều lượng của gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng mới đây, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng đây không phải là gói cứu trợ mà chỉ là những chính sách miễn, hoãn, giảm thuế thôi. "Nhưng cái đó rõ ràng có tác động tới một số doanh nghiệp, những doanh nghiệp không có doanh thu thì lấy đâu mà giảm mà miễn. Song chủ yếu mới ở mức độ hỗ trợ một phần thôi chứ không phải tháo gỡ khó khăn. Cái doanh nghiệp cần lúc này chính là hỗ trợ nguồn vốn".

(Theo Vneconomy)

  • Kiểu dáng trái cây: Mất độc quyền vì lộ
  • Làm cá khô thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
  • Những tiện ích và những điều cần lưu ý
  • Khó tìm kiếm doanh nghiệp Việt Nam trên mạng
  • Nên “gỡ” trần chi phí quảng cáo
  • Doanh nghiệp chuyển hướng sang hàng giá rẻ
  • Thoát chết nhờ... kinh doanh 'liều'
  • Vụ đổi chủ khách sạn Daewoo Hà Nội và cuộc 'so găng' ngoạn mục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao