Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẵn sàng kiểm toán Vinashin

Vinashin đang lâm vào nợ nần chồng chất, nhưng nhiều năm chưa được kiểm toán.

Nếu được giao kiểm toán Vinashin, kiểm toán Nhà nước sẵn sàng vào cuộc, lãnh đạo ngành kiểm toán khẳng định chiều 29-7.

Tại cuộc họp công bố báo cáo kiểm toán năm 2009, ngày 29-7, trả lời câu hỏi của phóng viên, “vì sao Vinashin không phải là đối tượng kiểm toán trong hai năm qua”, ông Lê Minh Khái, Phó tổng KTNN cho biết: KTNN đã kiểm toán tại đơn vị này năm 2006. Năm 2008 và 2009, khi dư luận thông tin về tình hình tài chính đáng lo ngại của Vinashin, KTNN nhiều lần định lên kế hoạch kiểm toán Vinashin nhưng do suy thoái kinh tế, các tập đoàn được ưu tiên để tập trung sản xuất kinh doanh nên kế hoạch kiểm toán bị lùi lại.

Khi đưa vào kế hoạch kiểm toán năm 2010, Thanh tra Chính phủ cũng vào cuộc, nên kiểm toán không vào cuộc để tránh chồng chéo. “Nếu được giao kiểm toán Vinashin trong thời gian tới, chúng tôi sẵn sàng làm”- Ông Khái nói.

Về việc Vinashin có số nợ khổng lồ tới 80.000 tỷ đồng, cao hơn 10 lần vốn chủ sở hữu, ông Khái từ chối bình luận vì cho rằng do không nằm trong kế hoạch kiểm toán nên đơn vị này không chính thức tìm hiểu vấn đề. Nếu tập đoàn làm mất vốn chủ sở hữu, KTNN sẽ kiểm tra.

“Theo quy định hiện nay về quản lý doanh nghiệp nhà nước, nếu hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá 3 lần, sẽ phải kiểm tra. Còn nợ trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân của các tập đoàn ở mức 1,8 lần như hiện nay vẫn trong hệ số an toàn”- Ông Khái khẳng định.

Theo ông Khái, với số kiểm toán viên như hiện nay, cố gắng lắm KTNN chỉ có thể kiểm toán mỗi tập đoàn, tổng công ty nhà nước trung bình 3 năm một lần. Có những tập đoàn phải 5 năm mới tiến hành kiểm toán. Như Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong 15 năm qua, KTNN mới vào kiểm toán 3 lần. Đến 2015, khi lực lượng kiểm toán viên tăng gấp đôi, chu kỳ kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty sẽ rút ngắn từ 5 năm xuống 3 năm.

Chỉ 1% số phao cứu sinh được dự trữ

Kết quả kiểm toán chuyên đề quản lý và sử dụng quỹ dự trữ quốc gia năm 2008 cho thấy, có nhiều thứ thuộc diện phải dự trữ nhưng số lượng ít đến mức giật mình như: phao áo cứu sinh các loại theo yêu cầu dự trữ phải có 1.662.700 cái nhưng thực tế chỉ có 6.700 cái (bằng 1% yêu cầu dự trữ).

Số phao tròn cũng chỉ có 37.000 cái, chỉ bằng 5% yêu cầu dự trữ (tổng yêu cầu dự trữ là 800.000 cái). Lượng dự trữ nhà bạt cứu sinh cũng chỉ có 1.125 chiếc trên tổng số 100.075 chiếu theo yêu cầu (chỉ bằng 1,5% yêu cầu dự trữ). Lượng muối có trong kho tại thời điểm kiểm tra chỉ có 27.700 tấn trong khi yêu cầu phải dự trữ tới 120.000 tấn.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cấp thiếu 27.000 liều vắc xin, cấp lúa giống sai chủng loại khi thực hiện cứu trợ.

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

  • Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội: Tạo thế đứng vững trên thị trường
  • Vedan nâng tiếp mức bồi thường lên 130 tỷ đồng
  • Vận hạn của Dragon Capital
  • Viettel bắt đầu dịch vụ cảnh báo máy chủ qua SMS
  • Panasonic hợp nhất các bộ phận sản xuất ở Ấn Độ
  • Hãng truyền hình CNN: Tìm đường ra khỏi mê cung
  • Hyundai Hàn Quốc ra mắt thang máy nhanh nhất Thế giới
  • MB hoàn thành 65% kế hoạch lợi nhuận
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao