Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lock&lock sẽ thành công như Samsung?

Năm 2004, sản phẩm nhà bếp cao cấp Lock&lock của Hàn Quốc mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam một cách dè dặt. Cuối 2008, đầu năm 2009, nhãn hàng này ào ạt đổ bộ vào thị trường hơn 80 triệu dân… Ông Hae Woo Chu – Giám đốc kinh doanh của Lock&lock Việt Nam trò chuyện với Doanh nhân.

Chiến lược của chúng tôi là tạo nên những “cơn bão quảng cáo”


- Lock&Lock ra đời từ 1978 và đã có mặt trên 100 quốc gia. Tại sao mãi đến 2004 Lock&Lock mới vào Việt Nam một cách dè chừng, trong khi “ăn theo” sức ảnh hưởng của phim truyền hình Hàn Quốc, các thương hiệu của Hàn Quốc đã lần lượt vào Việt Nam và đều lần lượt thành công?


Tuy ra đời từ 1978, nhưng chúng tôi sản xuất những sản phẩm nhà bếp giống Việt Nam đang dùng hiện nay: hộp nhựa, nắp cũng bằng nhựa, chỉ có chức năng đựng đồ, không có chức năng bảo quản trong môi trường lạnh hay nước. Ông Tổng giám đốc của Lock&Lock muốn sản phẩm phải vượt lên trên các sản phẩm thông thường và năm 2001 chúng tôi mới phát minh ra dòng sản phẩm Lock&Lock hiện tại: nhiều tính năng, chất lượng cao và thân thiện với môi trường. Lúc bấy giờ Lock&Lock mới xuất khẩu ra nước ngoài, mà thị trường đầu tiên là Mỹ. Năm 2002, Tổng giám đốc Lock&Lock có sang thị trường Việt Nam và Trung Quốc tìm hiểu. So sánh hai thị trường, ông thấy Việt Nam chưa thể tiêu dùng sản phẩm của công ty, nên cuối cùng chọn Trung Quốc. Đến 2004 chúng tôi chính thức vào Việt Nam thông qua đại lý là công ty Phú Thái. Từ 2007, Lock&Lock mới trực tiếp kinh doanh tại Việt Nam. Cuối 2008 đến nay, Lock&Lock đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Tuy nhiên, đó lại là thời điểm mà Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung đang “đau khổ” vì khủng hoảng...

Lúc đầu vào Việt Nam, chúng tôi chỉ định xây dựng nhà máy để sản xuất rồi xuất khẩu sang các thị trường khác. Vì chị cũng biết, xây dựng nhà máy ở đây chi phí rẻ hơn nhiều so với các nước. Nhưng sau khi nghiên cứu thị trường châu Á, Lock&Lock nhận thấy sức tiêu thụ ở Việt Nam lớn nhất, nên chọn đầu tư cả nhà máy lẫn hệ thống phân phối tại Việt Nam. Khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ, sau đó tác động đến nhiều nước, nhưng chúng tôi nhận thấy Việt Nam không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên không có lí do gì để lùi kế hoạch kinh doanh của chúng tôi. Năm 2008, tổng doanh thu của Lock&Lock là 230 triệu USD, trong đó 80% là từ thị trường Trung Quốc. Điều đó cho thấy chúng tôi không bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng, nên càng không có lý do để làm chậm chiến lược mở rộng thị trường, dù chỉ một bước.

- Có một nghịch lý ở đây: Trung Quốc thường “xâm chiếm” các thị trường khác hơn là để bên ngoài vào chiếm lĩnh thị trường của mình, đặc biệt ở những mặt hàng gia dụng. Các ông đã làm gì để thâm nhập vào phân khúc thị trường vốn là thế mạnh của Trung Quốc?


Nếu sản phẩm có chất lượng tốt, chắc chắn thương hiệu sẽ lan rộng

Chúng tôi “làm thương hiệu” Lock&Lock ở Mỹ và các nước châu Âu trước khi vào Trung Quốc. Nguyên yếu tố đó đã tạo được niềm tin cho người tiêu dùng Trung Quốc. Tuy nhiên, vào Trung Quốc hay bất cứ thị trường nào, thì chiến lược của chúng tôi vẫn là tạo nên những “cơn bão quảng cáo”. Chúng tôi quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Quảng cáo nhiều đến mức không có người dân nào ở Trung Quốc nghe đến Lock&Lock mà không biết (cười). Song song với quảng cáo, chúng tôi xây dựng shop bán hàng cao cấp. Ngay những tháng đầu tiên, Lock&Lock bán được 1 triệu USD. Hiện nay, chúng tôi đã có 1.000 cửa hàng bán sản phẩm Lock&Lock ở khắp Trung Quốc. Và chắc chắn con số này chưa dừng ở đó.

- Quay lại thị trường Việt Nam, ông có nghĩ bây giờ Lock&Lock mới đầu tư mạnh vào Việt Nam là chậm chân hơn so với chính những “người anh em” của các ông, vì đã nhiều năm gần đây, thị trường Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Hàn Quốc?


Hiện nay chúng tôi có 14 cửa hàng, và trong năm nay sẽ khai trương thêm để phát triển thành 50 cửa hàng. Sau những trung tâm thương mại cao cấp như Diamond, Parkson, chúng tôi sẽ vào các hệ thống siêu thị lớn như Metro, Big C... Tuy nhiên, trước khi vào hệ thống siêu thị, điều chúng tôi cần làm là xây dựng thương hiệu. Chúng tôi phải làm cho mọi người biết đến Lock&Lock. Khi đó mới mở cửa hàng.

Thực ra, từ thời điểm nhà nhà, người người Việt Nam xem phim Hàn Quốc, ông Tổng giám đốc Lock&Lock đã đến tìm hiểu thị trường Việt Nam. Nhưng lúc đó giá sản phẩm Lock&Lock hơi cao so với túi tiền của người tiêu dùng. Đến nay, thu nhập của người Việt Nam tăng lên. Và đó cũng là lúc Lock&Lock xuất hiện. Tôi tin đây là thời điểm đúng đắn, không muộn và cũng không sớm.

Chắc chắn 2010-2011, chúng tôi sẽ thành công lớn

Là người đi sau và tự hào về sự cẩn trọng, ông có tin Lock&Lock sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và thành công như nhiều nhãn hiệu Hàn Quốc đã từng làm được ở Việt Nam?

Ở Hàn Quốc, Samsung hay LG là những tập đoàn lớn. Khi đầu tư, công việc đầu tiên của họ là đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và mở rộng các shop bán sản phẩm. Quảng cáo nhiều, tất nhiên sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định đến người tiêu dùng Việt Nam. Nếu sản phẩm có chất lượng tốt, chắc chắn thương hiệu sẽ lan rộng. Samsung và một số thương hiệu đã chứng minh được điều đó ở Việt Nam. Tôi tin Lock&Lock cũng sẽ làm được điều đó.

- Ông có thể mô tả ngắn gọn “công thức” phát triển thương hiệu Lock&Lock ở thị trường Việt Nam?


Trong kinh doanh có 4 nguyên tắc: sản xuất, nơi bán, giá bán và quảng cáo. Lock&Lock là một sản phẩm có chất lượng tốt - điều này không cần nói đến nữa! Còn nơi bán, thì ban đầu chúng tôi bán ở các trung tâm thương mại cao cấp, sau đó mới xây dựng các shop trong hệ thống siêu thị, cuối cùng mới là các cửa hàng nhỏ hơn. Giá bán cũng sẽ được áp dụng từ trên xuống dưới. Ở trung tâm thương mại có giá cao, siêu thị giá thấp hơn và cửa hàng nhỏ giá thấp hơn nữa. Còn quảng cáo, trong 2009, chúng tôi sẽ đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Chắc chắn 2010, 2011 chúng tôi sẽ thành công lớn!

Điểm mạnh của các thương hiệu Hàn Quốc là chất lượng tốt, mức giá chấp nhận được. Tuy nhiên, so với mặt bằng của thị trường đồ gia dụng Việt Nam thì giá của Lock&Lock khá cao... Samsung có nhà máy ở Thủ Đức, LG có nhà máy ở Hải Phòng, nên sản phẩm sản xuất ở Việt Nam của họ có mức giá thấp hơn là chuyện đương nhiên. Trong khi hiện nay chúng tôi phải nhập sản phẩm từ nước ngoài vào nên giá bị đội lên cao. Tuy nhiên, tháng 4 vừa qua, nhà máy của Lock&Lock Việt Nam đã bắt đầu sản xuất, đến tháng 9 sản phẩm sẽ được bán ở Việt Nam, giá thành lúc đó sẽ thấp hơn khoảng 30 - 40% so với hiện nay. Chúng tôi lên kế hoạch 80% hàng sản xuất tại Việt Nam sẽ xuất khẩu sang các nước, 20% còn lại sẽ tiêu thụ ở Việt Nam.

- Tại sao Lock&Lock lại chọn Việt Nam để đầu tư nhà máy, sau Hàn Quốc, Trung Quốc? Vì nhân công rẻ?


Đó cũng là một lý do. Lương công nhân của Trung Quốc bây giờ khoảng 150 - 200USD/tháng, còn ở Việt Nam chỉ từ 80 - 100USD. Còn thời điểm 2004, lương công nhân ở Trung Quốc chỉ khoảng 80USD.

- Hiện nay, thị trường Việt Nam có vai trò như thế nào đối với một nhãn hiệu đã có mặt trên hơn 100 quốc gia như Lock&Lock?


Ở các nước phát triển, người tiêu dùng rất thích sản phẩm của chúng tôi. Người ta không chỉ quan tâm chất lượng tốt, mà còn nghĩ đến vấn đề an toàn, bảo đảm cho sức khỏe và vấn đề thân thiện với môi trường. Ví dụ: sản phẩm bằng sứ được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nhưng ở Việt Nam, ưu tiên nhất vẫn là giá cả, độ bền, rớt xuống không vỡ, nên những sản phẩm bằng nhựa luôn được ưu tiên. Nhưng tôi tin, khi Việt Nam phát triển hơn nữa, yêu cầu về sản phẩm tiêu dùng sẽ thay đổi và họ sẽ thích những sản phẩm cao cấp, thân thiện với môi trường hơn. Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Tôi tin sau 5 - 10 năm nữa, đây sẽ là thị trường đầy hấp dẫn. Còn chúng tôi, chắc chắn sẽ đầu tư lâu dài tại Việt Nam!

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

(Theo Dương Thúy // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp “ngoại” không được trực tiếp kinh doanh quảng cáo
  • Vượt khó để góp phần thu hút đầu tư
  • Baidu tiếp tục đương đầu với nhân sự đình công
  • NTP giải trình về việc bị truy thu hơn 50 tỷ đồng tiền thuế
  • SaigonCoop liên kết, tiêu thụ sản phẩm trong nước
  • Quý I/2009: Gần 4 triệu iPhone được bán
  • Chủ tịch HĐQT IDICO Nguyễn Tiến Cầm: Vực dậy COSEVCO bằng nhiều giải pháp
  • Tạo thuận lợi để Tập đoàn Rent A Port và đối tác đầu tư vào các hợp phần dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao